Câu chuyện thanh niên (Thanh Chân) 21/11/2024 Khi những người thanh niên Việt Nam đầu thế kỷ 20 dấn thân cho lý tưởng chống lại thực dân Pháp, chịu cảnh tù đày, họ rất trẻ. Ít nhiều chỉ xung quanh lứa tuổi 20. Chắc hẳn họ cũng có những giây phút sợ hãi, suy xét cho tương lai cá nhân trước khi lao vào hiểm nguy. Đối diện với những giờ phút ấy, họ đã lựa chọn dấn thân, chấp nhận khiêu vũ với rủi ro. Và họ đã chiến thắng, bất luận cái giá mà cá nhân hay những người cùng lứa tuổi với họ phải trả để đổi lấy tên một nước Việt Nam tự chủ trên bản đồ là rất đắt. Bởi vì thực dân Pháp không dễ gì chịu bỏ rơi một thuộc địa giàu tài nguyên, có một vị trí chiến lược trong vùng Đông Nam Á, và sẵn sàng sử dụng bạo lực để duy trì sự chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Đông Dương.
Trần Khắc Đức – Tấm gương sáng để soi mình (Thanh Chân) 18/11/2024 Khi đứng trước những tấm gương để soi xét lại bản thân, chúng ta ít nhiều đều bối rối “lấn cấn”. Đứng trước tấm gương “Khắc Đức”, đảng cộng sản thể hiện rõ sự bối rối hơn khi họ lựa chọn quyết định bắt giữ Đức vì theo họ, Đức “ngoan cố”. Họ không sai. Đức rất ngoan cố và ngoan cố với một lý tưởng tươi đẹp cho dân tộc, hoàn toàn không có một sự thù địch căm giận hay cực đoan nào với họ. Điều này chỉ chứng tỏ, chính những đảng viên cộng sản cũng phải bối rối xét lại mình đến mức không thể không đồng ý dù là ngấm ngầm với sự đúng đắn của lý tưởng hòa giải và hòa hợp dân tộc, tinh thần đa nguyên mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nêu cao, cụ thể ở đây là qua hình ảnh Trần Khắc Đức. Phản ứng này không khó hiểu.