Việt Nam bắt giữ mục sư Nguyễn Mạnh Hùng với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ (VOA)

Chính quyền Việt Nam vừa bắt giam mục sư Tin lành Nguyễn Mạnh Hùng do ông viết bài chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội, theo tin từ gia đình.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng được biết là người đầu tiên bị bắt trong năm 2025 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” được nêu trong Điều 117 Bộ luật Hình sự. Ông có khả năng phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm.

Bây giờ là lúc công an hành… ‘đạo’? (Phần cuối)

“Kỷ nguyên mới” mà ông Tô Lâm, Tổng Bí thư mới của đảng CSVN khởi xướng bắt đầu bằng hàng loạt sắp xếp bất thường về nhân sự, bằng những VBQPPL như Thông tư 46/2024 TT-BCA, Nghị định 168/2024, Nghị định 176/2024,… khiến nhiều triệu người vươn vai do mỏi và rùng mình trước thực trạng không lối thoát trong tổ chức – điều hành giao thông. Còn quá sớm để xác định “kỷ nguyên mới” ấy còn tạo ra những gì nhưng ít nhất có thể thấy, vô pháp và ủng hộ vô điều kiện lợi ích cục bộ là một loại “đạo” và công an đang hành… “đạo”!

Công an ‘hành đạo’ và nghị định 168 (Phần 3)

Ngày 26/12/2024, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 168/2024 (NĐ 168) và nghị định này có hiệu lực thực thi vào ngày 1/1/2025. Đó cũng là lý do thiên hạ cho rằng NĐ 168 bất hợp pháp bởi theo Khoản 1 Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), thời gian tối thiểu để có thể thực thi các VBQPPL do những cơ quan trung ương ban hành phải là 45 ngày sau khi ký [1]. Lãnh đạo chính phủ im lặng không biện giải chỉ có đại diện Bộ Công an và đại diện Bộ Tư pháp đăng đàn bảo rằng: NĐ 168 được ban hành theo ‘trình tự rút gọn’ [2]!

Giao thêm ‘trọng trách’ cho Công an : Lợi hay hại ? (Phần 2)

Tháng 12/2017, BCH TƯ đảng khóa 12 giới thiệu Nghị quyết 18-NQ/TW, đề cập đến “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” [1]. Nghị quyết này mới được phủi bụi và được giới thiệu là nền tảng của kế hoạch “điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ Công an và một số bộ, ngành liên quan” mà chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam vừa công bố [2]. Tuy nhiên có những bằng chứng cho thấy, bản chất việc “điều chỉnh” như vừa được biết chỉ vì công an được thời và đang đắc thế.

‘Điều chỉnh một số chức năng’ nghĩa là … giao hết cho Công an (phần 1)

Rộng hơn, nếu các cơ quan công quyền tại Việt Nam được phép truy cập vào hệ thống dữ liệu thì có cần “điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ Công an và một số bộ, ngành liên quan” như vừa loan báo? “Điều chỉnh một số chức năng, nhiệm vụ” theo kiểu như thế có khác gì giúp Bộ Công an gia tăng từ nhân số tới nguồn lực tài chính?

Tại sao Mỹ khác Mexico, Peru hay Brazil ? (Ngô Dân Dụng)

Bài trước trong mục này bàn về Giải Nobel Kinh tế năm 2024, trao cho James Robinson, Daron Acemoglu (Đại học MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago). Họ đã tìm hiểu tại sao kinh tế các nước phát triển cao thấp khác nhau, chú ý đến kinh tế Mỹ, Canada so với các nước châu Mỹ La Tinh, như Mexico, Peru hay Brazil.

Ba giáo sư kinh tế học thấy nguyên do quan trọng nhất là các định chế xã hội khác biệt trong các xã hội đó: Dân Mỹ và Canada dựng lên những định chế kinh tế và chính trị cho mọi người có cơ hội như nhau (inclusive institution). Các nước kia nuôi dưỡng các định chế cho một thiểu số cầm đầu nhằm khai thác những người khác (extractive institutions).

Giải mã sự thống lĩnh của ‘phe cầm quân’ trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam

Các tướng lĩnh công an, quân đội hiện nắm 3 chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và chiếm đa số trong Bộ Chính trị có nhiều quyền ra quyết sách nhất. Sự trỗi dậy của phe các lực lượng vũ trang này được xem là chưa từng có trong chính trị Việt Nam. Hai nhà trí thức lý giải về hiện tượng này với VOA.