Làn sóng dân chủ đang tăng tốc (Trần Khánh Ân)

Đang lúc gồng mình hứng chịu tất cả mọi khủng hoảng tới cùng một lúc như vậy, Trung Quốc còn phải đối diện với một thực tại phũ phàng khác là đồng minh lớn nhất của mình là Nga đang sụp đổ.   Thế giới dân chủ phương Tây đang thức tỉnh Sau khi bức tường Bá Linh và Liên bang Xô-Viết sụp đổ, đã có rất nhiều người tin rằng Chiến tranh lạnh đã chấm dứt và chiến thắng của dân chủ là hiển nhiên. Nhưng cuộc chiến Nga – Ukraine một lần nữa cải chính niềm tin đó. Sau khi bức tường Bá Linh và Liên bang Xô-Viết sụp đổ, đã có rất nhiều người tin rằng Chiến tranh lạnh đã chấm dứt… Vào năm 2008, khi nguyên thủ các quốc gia tới Bắc Kinh tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic thì Nga đem quân đánh Georgia (Gruzia) và…

Một cuốn sách rất nên và cần đọc (Nguyễn Văn Huy – Mai Linh)

Nhiều người Việt Nam vì quen không được quyền có ý kiến chính trị có thể cho rằng xây dựng một dự án quốc gia là chuyện kỳ quặc. Điều này cần phải chấm dứt để trong tương lai lịch sử xây dựng quốc gia Việt Nam không còn đồng nghĩa với những thảm kịch đã đày đọa đất nước này. Thông Luận hân hạnh giới thiệu và gửi tới quý độc giả và thân hữu một cuốn sách mới : Câu chuyện Việt Nam, ước vọng của cha.   Cuốn sách này không chỉ mới vì vừa được phổ biến mà còn mới về cách nhìn lịch sử, thực trạng và tương lai đất nước ta. Nó là cuốn sách của một ngưới trẻ viết cho thế hệ của mình và để tặng thế hệ cha anh. Tác giả Mai Linh là một chuyên gia địa lý chính trị có…

Chấp nhận đi vào đêm đen cùng Đảng cộng sản ?

Thế giới đang đoạn tuyệt với Việt Nam Sau 3 hội nghị thượng đỉnh : Liên hiệp Châu Âu, NATO và G7 diễn ra trong cùng một ngày tại Bỉ, các nước dân chủ đã xét lại, đồng ý và tuyên bố chấm dứt phong trào toàn cầu hóa bừa bãi, bất chấp chế độ chính trị, nghĩa là chấm dứt bắt tay quan hệ làm ăn kinh tế với những nước độc tài, vi phạm nhân quyền. Chính quyền Việt Nam đã chọn ủng hộ Nga và chống lại Mỹ Ngày 7/4, bản đề nghị loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền mà Mỹ khởi thảo thì chính quyền Việt Nam lựa chọn chống lại đề nghị đó, dù lựa chọn đó chẳng có cân lượng nào. Chính quyền Việt Nam đã lựa chọn ủng hộ Nga và chống lại Mỹ. Một sai lầm tai hại không thể…

Tại sao lại có cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ?

Cuộc triệt thoái của Mỹ ra khỏi Việt Nam tháng 4/1975 đã gây một chấn động lớn trên toàn thế giới. Người ta cho rằng phe cộng sản đã chiến thắng và Mỹ đã thất bại, cho dù đã dồn vào đó những phương tiện khổng lồ về người lẫn của. Từ sau ngày đó, phong trào cộng sản đã giành thắng lợi trên 10 quốc gia lớn nhỏ, trong đó có Afghanistan (1). Nước Mỹ sau một thời gian trấn tĩnh đã cùng với Châu Âu và sự tiếp tay của Nhật Bản yểm trợ cho các tổ chức kháng chiến Afghanistan, trong đó có hai tổ chức Hồi giáo cực đoan là Al-Qaeda và Taliban đã chiếm Kabul ngày 27/09/1996. Bất ngờ lớn đối với Hoa Kỳ 6 năm sau đó là chính hai tổ chức tổ chức Hồi giáo cực đoan do Mỹ lập ra và hỗ…

Kabul thất thủ, trật tự khu vực Trung-Nam Á xáo trộn

Ngày 16/08/2021, lực lượng Taliban đã tiến vào thủ đo Kabul và chính thức làm chủ Afghanistan sau 20 năm bị loại ra khỏi chính quyền. Sự kiện này đã như trận động đất làm xáo trộn toàn bộ những liên minh chính trị, quân sự và thế chiến lược an ninh trật tự trong vùng. Những thủ lãnh Taliban chiếm Phủ Tổng thống và ngồi trên bàn làm việc của Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani, bỏ chạy sang Tadjikistan tị nạn Thấy gì qua sự kiện này ? Taliban tuy chiếm được Kabul nhưng sẽ khó làm chủ được Afghanistan. Tại sao ? Tại vì tất cả các nước trong vùng như Pakistan, Nga, Trung Quốc đều không muốn thấy một lực lượng Taliban hùng mạnh và một Afghanistan thống nhất. Một lực lượng Taliban sẽ đe dọa mọi thế lực trong vùng và một Afganistan thống nhất càng…

Ý thức hệ dân chủ : muốn tránh cũng không được

Tại sao chính sách toàn cầu hóa ồ ạt hiện nay là một sai lầm ? Dự đoán chủ quan ban đầu của khối dân chủ sau khi khối cộng sản sụp đổ là cứ hợp tác về kinh tế, phong trào toàn cầu hóa sẽ từ từ khiến các chế độ độc tài tại Nga và Trung Quốc chuyển hóa về dân chủ. Đây là một lạc quan sai lầm ngay từ đầu vì Nga và Trung Quốc là những đế quốc chứ không phải là quốc gia như người phương Tây quan niệm. Ý thức hệ bạo lực : nền tảng tồn tại của các đế quốc Trước đây, Ai Cập trước kia là một đế quốc thế tục dựa vào thần quyền để chinh phục và áp đặt uy quyền của trung ương trên các vương quốc thế quyền địa phương chung quanh. Tiếp theo sau là Babylon (Iraq…

Afghanistan : Cuốn phim tư liệu ngày 30/4 của người Viêt Nam ?

Phải chăng cuộc xâm lược của Nga vào lãnh thổ Ukraine khiến thế giới không còn quan tâm tới Afghanistan ?  Đó là câu hỏi của rất nhiều người Việt Nam, nhất là những người còn phiền muộn về quá khứ, còn ưu tư với thực tại và còn khắc khoải với tương lai đất nước.  Không hẳn vậy, Afghanistan không bị thế giới bỏ rơi dù Mỹ đã rũ áo ra đi, mà ngược lại thế giới đang thực hiện một cuộc tấn công tổng lực vào những chế độ độc tài, trong đó có Afghanistan. Việc Putin phát động chiến tranh xâm lược Ukraine nghiêm trọng hơn nhiều vụ Mỹ tháo chạy bỏ rơi nền dân chủ non trẻ ở Afghanistan. Nhưng vùng Trung Á nói chung, và đặc biệt là Afghanistan nói riêng, là nơi mà hạt giống dân chủ rất khó nảy mầm vì những lý…

Những Evergrande và tương lai nào cho Tập Cận Bình

Với khối nợ 300 tỷ USD, Evergrande không có khả năng trả và Bắc Kinh ra lệnh cho Evergrande trả những khoản đáo hạn, ít nhất là phải trả tiền lãi. Không khác gì ra lệnh cho một bệnh nhân cần được giải phẫu phải khỏe mạnh ngay tức khắc. Theo các nhà bình luận thì cuộc khủng hoảng này là cuộc khủng hoảng trong nội bộ Trung Quốc. Những bình luận này cần phải được nghi ngờ một cách thận trọng. Họ cho rằng tiền nợ của Evergrande tuy là 300 tỷ nhưng nhũng công ty của nước ngoài chỉ cho Evergrande vay 20 tỷ nên không đáng lo và không đáng kể, do đó sự phá sản của Evergrande sẽ không ảnh hưởng tới thế giới. Không ảnh chụp hôm 18/09/2021 cho thấy Khu Du lịch Văn hóa Evergrande ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc….

Đế quốc Trung Hoa có thực sự mạnh ?

Trong thời đại thông tin toàn cầu này thì việc nói dối đã khó hơn. Nhưng sự nói dối vẫn còn, vẫn là một hằng số với Đế quốc Trung Hoa (Trung Quốc). Nên chúng ta cũng nên đón nhận nó với sự thận trọng. Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Tường Thành và Vạn Lý Tường Thành đã góp phần làm Đế quốc Tần sụp đổ – Hình minh họa  Nhìn lại quá khứ, từ những Bước Nhảy Vọt rồi Cách mạng văn hóa thì chúng ta thấy rõ, họ luôn đưa ra chỉ tiêu cao, chỉ số tăng trưởng cao hơn hẳn thế giới. Sau cùng thì người ta mới khám phá ra không phải họ tiến bộ mà còn thụt lùi và trong thời gian đó 60 triệu người dân Trung Quốc đã chết đói. Chúng ta nên dè dặt với những con số mà Trung…

Hoa Kỳ đang đối diện với cuộc khủng hoảng định chế

Sau thế chiến II trọng lượng kinh tế của Mỹ bằng quá phân nửa trọng lượng kinh tế thế giới. Ngày hôm nay GDP của nước Mỹ chưa bằng 1/4 GDP của thế giới. Dầu vậy chúng ta vẫn ý thức được rằng Mỹ vẫn là nước mạnh nhất, vượt hẳn các quốc gia khác, nhưng có một điều phải thừa nhận rằng nước Mỹ đang ở trong tình trạng nội bộ không lành mạnh, chia rẽ hơn bao giờ hết và không còn khả năng và ý chí để lãnh đạo thế giới. Một thí dụ, một thí dụ vừa xảy ra là cuộc triệt thoái hối hả tại Afghanistan.  Cuộc triệt thoái hối hả của Mỹ tại Afghanistan.  Chế độ tổng thống  Muốn lãnh đạo thế giới trước hết phải có ý chí dù có thừa tài lực, mà ý chí đó nước Mỹ đã không còn nữa….

Những tù nhân của chiến tranh

Hiện tại Sau khi biết mình đã sai lầm tai hại về cả đạo đức và quyền lợi sau khi bỏ phiếu trắng trong lần biểu quyết chống hay không chống cuộc xâm lược của Putin thì Đảng cộng sản không để cho ai đứng ra phát biểu xằng bậy về cuộc chiến này nữa, tuy nhiên vẫn để dư luận viên của mình lèo lái dư luận nhằm tao ra hình ảnh một nước Nga đáng thương bằng những lý lẽ gượng gao và yếu ớt : Mỹ và NATO cũng đi đánh nước khác được thì Nga cũng đi đánh nước khác được. Nga đánh Ukraine vì do Ukraine gần lại với Mỹ và Âu Châu thì sẽ là mối đe dọa cho Nga. Điều này là một sự so sánh khập khiễng. Nga đánh Ukraine vì do Ukraine gần lại với Mỹ và Âu Châu thì sẽ…

Đôi lời cùng với một thành phần của dân tộc : đảng viên cộng sản

Thế giới đang thay đổi  Thế giới đang thay đổi với sự tiến lên của làn sóng dân chủ thứ tư, sự kiện Nga xâm lược Ukraine là một minh chứng cho sự gia tốc đó, và cũng mở ra một cơ hội dân chủ cho Việt Nam. Đây có phải một thời điểm những đảng viên đảng cộng sản Việt Nam nên dành những ưu tư thường trực hơn cho câu hỏi làm thế nào để không thất bại hay bỏ lỡ vận hội của dân tộc này ? Ukraine là biểu tượng sự tiến lên của làn sóng dân chủ thứ tư trước cuộc xâm lược của Nga Tuy khác nhau về địa lý, khí hậu, văn hóa nhưng chúng ta và nhân dân Nga đã là nạn nhân của những chế độ bạo quyền, của những lực lượng chiếm đóng (kleptocracy) :  Cả hai chính quyền đều che giấu sự thật và đàn…

Xâm lược Ukraine : Putin đánh cược và bị thua nặng

Những ngày vừa qua trong một bài phát biểu Putin đã lên án những thành phần chống lại Putin ở nước Nga là bọn phản động, bọn mạt kiếp, thế lực thù địch, nghe theo những lời của Mỹ và phương Tây nói xấu chế độ, loan truyền những tin giả về sự sa lầy ở Ukraine. Điều đó chứng tỏ là ông ta không còn làm chủ được thông tin ở nước Nga nữa. Putin đã xác nhận những nguồn tin bất lợi cho mình bằng cách mạt sát những nguồn tin đó. Từ trước tới nay Putin vẫn nói không làm gì có cuộc chiến chiếm Ukraine mà chỉ là một cuộc hành quân đặc biệt để tiêu diệt bọn Nazi, bọn diệt chủng và giúp người Ukraine lập ra một chế độ lành mạnh. Quân đội Nga đang sa lầy trên lãnh thổ Ukraine – Ảnh minh…

Lựa chọn thái độ nào ?

Nhiều người đưa ra cái viễn cảnh là Putin sẽ khởi động hệ thống nguyên tử. Điều này gần như chắc chắn là không xảy ra, đó là một quyết định tự sát. Một người như Putin không phải là người có can đảm để tự sát. Người can đảm thì ghét cái ác và bạo tàn, người bạo tàn thì hèn nhát. Chúng ta phải quả quyết điều này thay vì trung dung cho rằng sự can đảm là trung điểm của hèn nhát và tàn bạọ.  Putin không phải là người có can đảm để tự sát vì lúc nào cũng sợ bị ám sát, do đó luôn tránh xa mọi người dù là những cố vấn rất thân cận. Người can đảm thì ghét cái ác và bạo tàn, người bạo tàn thì hèn nhát Có một câu chuyện nổi tiếng về điều này : Vào ngày…

Bản di chúc không bao giờ thực hiện được

Khi chưa tiến hành xâm lược Ukraine thì Putin nghĩ rằng có thể chiếm đươc Kiev trong một thời gian ngắn, ông ta nghĩ rằng Zelensky sẽ bỏ chạy và tạo ra phản ứng hỗn loạn, đất nước Ukraine sẽ như rắn không đầu và ông ta sẽ chiếm được Kiev và các thành phố lớn một cách dễ dàng và lập ra một chính quyền tay sai.  Tổng thống Volodymyr Zelensky tiếp xúc với những chiến sĩ bảo vệ thủ đô Kiev ngày 27/02/2022 Nhưng dự tính ban đầu của Putin hoàn toàn sai lầm, người Ukraine kháng cự rất mạnh mẽ chứ không chịu đầu hàng. Nếu Putin bất ngờ vì điều này thì chỉ có một giải thích : Putin không hiểu người Ukraine, thiếu hiểu biết về lịch sử quan hệ của hai nước. Và sau cùng là hiểu sai về thực tại do những báo…

Một cơ hội để nhìn lại mình và chuẩn bị một tương lai khác

Ngày 26/2 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen tuyên bố : “Khi lực lượng Nga mở cuộc tấn công Kiev và các thành phố khác của Ukraine, chúng tôi quyết tâm gây ra những tổn thất lớn cho Nga. Những tổn thất đó sẽ cô lập Nga hơn nữa khỏi hệ thống tài chính quốc tế và các nền kinh tế của chúng tôi”.  Nước Nga của Putin bị cô lập hơn bao giờ hết Ban đầu Mỹ đồng ý tách Nga ra khỏi hệ thống Swift. Châu Âu thì hoàn toàn đồng thuận, nước Ý thì tỏ ra lửng lờ, muốn cắt thì cắt. Đó là đặc tính của những chính phủ dân túy, buộc phải chống những chế độ độc tài thì chống nhưng vẫn âm thầm ủng hộ vì mọi khuynh hướng dân túy đều dẫn tới độc tài.  Nước…

Logic tự hủy của Putin

Những diễn biến xung quanh cuộc chiến Nga – Ukraine thu hút sự chú ý lớn của dư luận thế giới. Trong biến cố đang diễn ra, (xin được nhấn mạnh đây là một biến cố lớn trong khúc quanh lịch sử, biến cố ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại) : Nga, một đại cường quốc quân sự, xua quân tấn công vô cớ Ukraine, một quốc gia nhỏ hơn gấp nhiều lần, bằng máy bay, tăng và xe bọc thép. Cho đến nay đã có hàng ngàn sự kiện dồn dập xảy ra trong và ngoài cuộc chiến nhưng đã hơn 15 ngày mà Nga đã không chiếm được một thành phố lớn nào của Ukraine, trừ Kherson. Đại quân Nga đang kéo tới bao quanh Kiev, cũng đã hơn 10 ngày nhưng đang bị dậm chân tại chỗ do thiếu tiếp liệu và lương thực, nhất…

Cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ thay đổi thế giới như thế nào ?

Khi chúng ta quá lệ thuộc vào lịch sử để giải thích thì chúng ta sẽ sai, bởi vì lịch sử không lặp lại y như trước. Nhưng nếu chúng ta bỏ qua lịch sử thì chúng ta cũng sai, bởi vì chúng ta không hiểu nguyên do người ta hành động, và nếu không biết lý do người ta hành động thì chúng ta cũng không biết giải thích và giải quyết vấn đề của hiện tại và tương lai. Liệu sau sự hỗn loạn này người Nga có chất vấn sự tồn tại của Liên bang không, tại sao Ukraine tham gia Liên Hiệp Châu Âu lại là mối đe dọa cho Liên bang Nga, có lẽ chúng ta phải nhìn lại lịch sử lập quốc của Nga và Ukraine. Trần Khánh Ân ********** Tại sao một Liên bang Xô Viết hùng mạnh về quân sự, có cả…

“Những mảnh đời rách nát” – 1.3 Chúng tôi phải sống (Nguyễn Văn Huy và Phan Minh Hiển)

Bác sĩ Phan Minh Hiển đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12g12 ngày 12/12/2021 tại Bệnh viện Grand Hôpital de l’Est Francilien, thị xã Jossigny, tỉnh Seine et Marne, sau hai tuần hôn mê vì bạo bệnh Covid-19, hưởng thọ 65 tuổi (21/11/1956-12/12/2021). Vài lời về Phan Minh Hiển Tôi vừa tiễn Hiển về nơi an nghỉ cuối cùng, Nhà hỏa táng Crematorium de Champigny sur Marne, tỉnh Val de Marne, ngoại ô Paris, lúc 16 giờ ngày 17/12/2021. Lễ nhập quan trước đó đã được tổ chức tại Nhà Vĩnh Biệt, Bệnh viện Jossigny, lúc 14 giờ. Bác sĩ Phan Minh Hiển đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12g12 ngày 12/12/2021 tại Bệnh viện Grand Hôpital de l’Est Francilien, thị xã Jossigny, tỉnh Seine et Marne, sau hai tuần hôn mê vì bạo bệnh Covid-19, hưởng thọ 65 tuổi (21/11/1956-12/12/2021). Trước đó vài ngày, vào…