Hand holding a flower.

Quả Quyết Tranh Đấu Để Giữ Gìn Đất Nước Cho Chính Mình Và Mai Sau (Việt Nhẫn)

Anh em chúng tôi tranh đấu với ước nguyện đất nước Việt Nam yêu dấu sẽ bước vào quỹ đạo dân chủ đa nguyên và hòa giải dân tộc thật nhanh chóng để chúng ta sớm vươn lên, thoát khỏi nghịch cảnh khó khăn và hiểm nguy này. Chúng tôi có sự quả quyết đó chỉ để quá trình dân chủ hóa đất nước diễn ra thật nhanh và chắc chắn. Chúng tôi hiểu cuộc tranh đấu này là cuộc tranh đấu để giữ gìn đất nước, cho thế hệ này và cho các thế hệ mai sau.

HÌnh ảnh một người phụ nữ mang quang gánh ở Việt Nam

Con đường dân chủ đa nguyên là giải pháp cho một tình trạng khẩn cấp quốc gia (Chu Tuấn Anh)

Chúng ta đã mở ra một cuộc thảo luận toàn diện về tương lai đất nước, trong đó, dân chủ đa nguyên là lựa chọn đúng đắn nhất. Dĩ nhiên, suốt bốn thập kỷ qua, đất nước đã nhiều lần đi vào những con đường sai lầm tại những khúc quanh lịch sử, và chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn duy trì sự thủ cựu, đàn áp mọi tiếng nói đối lập. Nhưng năm 2025, dân chủ đa nguyên vẫn là một lựa chọn – lựa chọn của những người tin vào giải pháp và tương lai của đất nước.

Phát Triển Khoa Học – Kỹ Thuật Cần Một Tinh Thần Và Một Thể Chế Dân Chủ (Chu Tuấn Anh)

[…] chúng ta chưa bao giờ đặt một lập trường dân chủ cho những định hướng phát triển khoa học kỹ thuật. Phát triển kỹ thuật cần một câu chuyện về dân chủ, phát triển quốc gia, cùng những triết lý và định hướng đúng đắn. Dù sao, chúng ta cũng sắp chấm dứt sự phát triển khoa học, kỹ thuật một cách xô bồ; độc quyền bởi Hoa Kỳ và thiếu tổ chức. Mọi quốc gia phải chuẩn bị về thể chế và cố gắng dân chủ hóa để tiếp tục phát triển trong một trật tự thế giới mới. […]

Động đât ở Myanmar

Myanmar là một bài học cho thái độ thủ cựu và chống lại lập trường dân chủ hóa (Chu Tuấn Anh)

Những kẻ có súng, có lưỡi gươm có thể đàn áp anh em chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không lấy điều đó để tạo thêm sự thù hận cho dân tộc Việt Nam. Anh em chúng tôi cũng phải thẳng thắn nói cho chế độ biết rằng, sự đàn áp đó nếu tiếp tục duy trì sẽ chỉ mở ra một giai đoạn tăm tối cho đất nước, và có thể là một tương lai tăm tối cho chính những người cộng sản.

trồng cây bảo vệ môi trường

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có một nền tảng bảo vệ và tái tạo môi trường Việt Nam (Chu Tuấn Anh)

Với 42 từ “môi trường” và 7 từ “môi sinh” được nêu ra trong dự án Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị gần như đầu tiên của Việt Nam, và thậm chí là đầu tiên trong khu vực, đã đấu tranh một cách bài bản nhất để bảo vệ môi trường, và coi tái tạo môi trường là một phần của kế hoạch phục hưng dân nước ngay từ khi chúng tôi chỉ là một lực lượng đối lập.

Quách Gia Khang Và Trần Khắc Đức Đã Dành 10 Năm Tuổi Trẻ Đi Trên Con Đường Dân Chủ Đa Nguyên (Chu Tuấn Anh)

Hai người anh em của chúng tôi đã ngấp nghé bước sang tuổi 30 (một người 29, và một người bước vào tuổi 28), với một thâm niên gần 10 năm đấu tranh chính trị, họ đã đạt tới một mức độ trưởng thành. Và tôi tin chắc rằng sự trưởng thành của họ không chỉ là sức mạnh của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà còn là sức mạnh và hy vọng cho đất nước Việt Nam.

Cải tổ đơn vị hành chính địa phương là vô nghĩa nếu vẫn duy trì chủ nghĩa tập quyền (Chu Tuấn Anh)

Sự giải thể của chế độ cộng sản, đồng nghĩa với việc từ bỏ chế độ độc tài toàn trị và mô hình tập quyền, để cùng nhau xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên và tản quyền chắc chắn là một xu hướng có lợi cho đất nước và là một xu hướng bắt buộc phải đến. Đó không phải là một tinh thần “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” như phe tuyên giáo đã tuyên truyền. Đằng sau đó là một tinh thần hòa giải dân tộc để đoàn kết và tập hợp lại người Việt để đấu tranh cho một tương lai chung của dân tộc

Điều gì sẽ chấm dứt khi phong trào toàn cầu hóa xô bồ kết thúc ? (Chu Tuấn Anh)

Những quốc gia không có một thể chế phù hợp với hệ thống toàn cầu sẽ bị cô lập do không thể thích nghi hoặc không được công nhận. Hiểu một cách đơn giản, quá trình toàn cầu hóa giờ đây phụ thuộc vào nỗ lực của từng quốc gia để hội nhập vào thế giới, thay vì chờ đợi thế giới chủ động tìm đến họ.

Liên Minh Đại Tây Dương tan vỡ trong một làn sóng dân chủ đang gia tốc (Chu Tuấn Anh)

Một điểm cần nhấn mạnh là khối liên minh Đại Tây Dương thực ra là một khối liên minh với trọng tâm chính là an ninh và quân sự, một hình thức hợp tác chính trị một cách sâu sắc nhất, trái với khối Ấn Độ – châu Á Thái Bình Dương vốn chỉ dừng lại ở những cố gắng tự do về thương mại. Nhưng cho đến nay vấn đề an ninh của Mỹ và châu Âu đã tách ra. Điều đó đặt một viễn cảnh phá sản của khối NATO – Tổ chức hợp tác quân sự Bắc Đại Tây Dương – và dẫn đến sự hình thành quân đội chung châu Âu. Hoặc khối NATO vẫn duy trì, dù vai trò của Mỹ sẽ giảm sút rất lớn.