Ông Tô Lâm và chế độ cộng sản có thể tiếp tục chống cự ? (Chu Tuấn Anh)

Sau đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng giấy trắng, con đường phát triển kinh tế dựa trên xây dựng, bất động sản cùng vay nợ đã như một liều thuốc phiện quá liều và không còn dùng được nữa. Thứ chủ nghĩa kinh tế đã chết tại Trung Quốc và đưa đế quốc vào một tình trạng buộc phải xét lại với đầy những bất ổn.

Tô Lâm và đảng Cộng Sản: Cải cách hay trong cơn điên loạn (Chu Tuấn Anh)

Nhiều người trong chế độ cộng sản Việt Nam thường bêu xấu Gorbachev là một kẻ phản bội, trở cờ và là người đã gây ra cái chết cho chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô. Nhưng những ai còn có ký ức của giai đoạn cải tổ thì đều biết rõ rằng thực tế chính Gorbachev là người phát động phong trào cải tổ trong thế giới cộng sản vào năm 1985.

Tháng bảy và kỷ nguyên chạy loạn của đảng trưởng Tô Lâm (Chu Tuấn Anh)

Ngày 1/7/2025, ông Tô Lâm đã “tuyên bố hàng ngũ đã ngay ngắn, cả dân tộc hành quân về tương lai” sau khi hoàn tất việc sáp nhập chỉ còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, và bỏ cấp huyện tiến về mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đúng là sự cồng kềnh của bộ máy chế độ là có thực, nhưng việc nhìn thấy vấn đề không chứng minh rằng ông Tô Lâm là người có một giải pháp đúng đắn.

Bàn về tiến trình sụp đổ của chế độ cộng sản (Chu Tuấn Anh)

1.     Thiên triều đã sụp đổ? Đảng Cộng Sản Việt Nam đã luôn nhìn Trung Quốc như một mô hình chính trị đáng để học hỏi, và niềm tin rằng không cần suy tư, viễn kiễn chính trị: Đảng CSVN chỉ cần đem về những chính sách kinh tế- chính trị của Trung Quốc áp dụng máy móc cho đất nước là đủ để có thể giúp họ tiếp tục tồn tại. Điều mà họ không biết rằng, Trung Quốc có những thời điểm đã thực sự nhìn dân chủ hóa như một giải pháp để cứu nguy cho chế độ. Họ đã chỉ thực sự không dân chủ hóa được vì Trung Quốc là một đế quốc và việc từ bỏ chủ nghĩa cộng sản (một thứ chủ nghĩa Khổng Giáo cải tiến đã cho phép duy trì chủ nghĩa tập quyền, toàn trị) sẽ dẫn đến sự tan rã…

Thời điểm nhận diện và loại bỏ những tập đoàn độc tài đã đến (Chu Tuấn Anh)

Xung đột giữa Israel và Iran Trong những ngày vừa qua, thế giới đã nổi sóng trước cuộc không kích của Israel vào Iran. Đây đều là hai nước lớn trong khu vực: Israel là nước dân chủ và thân phương Tây trong khối Trung Đông, còn Iran có mọi tiềm năng trở thành một nước lớn nếu lựa chọn dân chủ hóa. Lần này, cả Israel và Iran đã lựa chọn đối đầu trực diện một phần vì vai trò của Hoa Kỳ như một nhà lãnh đạo thế giới đứng ra dàn xếp những xung đột khu vực, thế giới đã không còn; một phần là vì những tổ chức ngoại vi của Iran như nhóm phiến quân Hezbollah, hay Hamas đã suy yếu rõ rệt. Rõ ràng khi một siêu cường đóng vai trò bình ổn đã triệt thoái và một cuộc chiến ủy nhiệm đã không…

Những gì cần phải nói với nhau trong một giai đoạn chuyển tiếp đầy biến động (Chu Tuấn Anh)

Thế giới đang bước vào một giai đoạn chuyển tiếp đầy biến động như tôi đã trình bày trong một bài viết gần đây, sự triệt thoái của Hoa Kỳ sẽ dẫn tới những sự đổ vỡ không thể tránh khỏi với thế giới theo quy luật của bẫy Kindleberger, nghĩa là một cường quốc lãnh đạo thế giới giải nhiệm vai trò lãnh đạo của mình, cùng với những trách nhiệm, cam kết với thế giới; trong khi một lãnh đạo thế giới mới chưa kịp hiện diện và lấp lại khoảng trống của sự triệt thoái siêu cường cũ để lại.

Điều gì sai khi ông Tô Lâm trích dẫn hình mẫu kinh tế tư nhân Trung Quốc (Chu Tuấn Anh)

Sau 50 năm duy trì một chế độ được cai trị một cách độc đoán kể từ năm 1975 sau khi cuộc nội chiến Việt Nam kết thúc, ông Tô Lâm- tổng bí thư đảng CSVN đã thừa nhận tầm quan trọng của Kinh tế tư nhân như một động lực phát triển- thực ra đây cũng là một tinh thần những định hướng lớn cho mô thức Việt Nam mà Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai nêu ra trong mục 5.

Một giai đoạn chuyển tiếp đầy biến động khi mô thức Hoa Kỳ và trật tự toàn cầu hóa cáo chung (Chu Tuấn Anh)

Ngày hôm nay, Việt Nam không có lý do gì để tiếp tục duy trì một mô hình chính trị độc đoán và tập quyền đã bị đào thải, nhằm đi đến một tương lai không thuộc về chúng ta, hoặc chấp nhận nguy cơ hỗn loạn và vong quốc trực tiếp ngay trong thời điểm hiện tại. Những người lãnh đạo và tập thể chế độ cộng sản không nên tiếp tục thủ cựu hoặc tìm kiếm một con đường chuyển hóa thiếu lương thiện, trong khi chúng ta đang có một con đường và một lộ trình dân chủ hóa đã rõ ràng hơn bao giờ hết.

Một bàn tay vô hình mới khi mô thức Hoa Kỳ và chủ nghĩa phóng khoáng sụp đổ? (Chu Tuấn Anh)

Sự đứt gãy của các liên kết toàn cầu chỉ đặt ra nhu cầu cấp thiết về sự gia tốc dân chủ hóa, như một cố gắng thực tâm đến từ nội lực nhằm cải thiện thể chế chính trị và tinh thần quốc gia. Và trong tinh thần đó, bên cạnh sự cởi mở, phóng khoáng, bao dung để vươn lên trong một giai đoạn đầy biến động, cũng cần có một dự án tương lai chung cho quốc gia.

Ngày 30 Tháng 4 Nghĩ Về Con Đường Dân Chủ Đa Nguyên Của Đất Nước (Chu Tuấn Anh)

Chúng ta sẽ hy vọng vào một ngày lễ hòa giải và một ngày thống nhất 30/4 trong tương lai — ngày đó chắc chắn sẽ phải tới. Nhưng đó sẽ phải là một cố gắng chung của chính chúng ta — những thành phần của đất nước Việt Nam: anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, những người đấu tranh, trí thức, và ngay cả những đảng viên của chế độ Cộng sản. Hãy cùng nhau thảo luận trên tinh thần hòa giải và đi đến một sự thống nhất trong lựa chọn: Con đường nào là có lợi và xứng đáng nhất cho đất nước?

Mong người Cộng Sản hãy đập bỏ bức tường giữa chúng ta (Chu Tuấn Anh)

Đây là một thời điểm quan trọng với đất nước, nếu ông Tô Lâm đồng ý giữa ông, chế độ CSVN và “phía bên kia” (trong đó có Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) không nên có một bức tường nào, chúng ta cần trao cho nhau ngôn ngữ của sự thành thực, và trên tinh thần thành thực đó tuyệt đối không thể có sự đàn áp nào dành cho những người chỉ muốn nói những điều đúng