Trump Hitler

Donald Trump – Từ Cộng Hòa đến Phát Xít (Nguyễn Tiến Cường)

Chế độ quốc xã của Hitler không xuất hiện đột ngột. Nó hình thành từng bước từ lúc nền Cộng Hòa Weimar bắt đầu suy yếu vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thập niên 30 thế kỷ 20. Nguy cơ đảng Cộng Hòa trở thành một đảng phát xít như ở nước Đức trước thế chiến thứ hai là một sự thật mặc dù Trump không có khả năng, tư chất lãnh đạo, không có tài ăn nói, không có kế hoạch, sách lược, tư tưởng chính trị…để thực hiện mưu đồ của mình.

donald trump

Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump (Foreign Affairs)

Chính trị cường quyền trần trụi là một địa hạt xa lạ đối với người Mỹ, nhưng lại là vùng đất quen thuộc đối với các đối thủ hiện tại của nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã phẫn nộ với Pax Americana vì nó hạn chế tham vọng địa chính trị của họ. Họ đã học cách hợp tác với nhau để chống lại ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là ở phương Nam toàn cầu.

Phương Nam toàn cầu đã hiểu sai về Trump ? (Gideon Rachman)

Một thế giới không có luật lệ là nơi kẻ mạnh đi săn kẻ yếu.
Giống như một “người theo chủ nghĩa toàn cầu” thực thụ, tôi đã xem bài phát biểu nhậm chức của Donald Trump trên điện thoại của mình trong lúc bị kẹt xe ở Davos. Một giám đốc châu Âu, người đi chung chuyến xe buýt đưa đón của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với tôi, đã vùi đầu vào tay mà than thở: “Tôi không thể tin điều này lại xảy ra.”

Mối đe dọa từ Trump đối với ngành tình báo Mỹ (Peter Schroeder)

Tuy nhiên, cộng đồng tình báo có thể sẽ phải đối mặt với một loạt rủi ro trong nhiệm kỳ tiếp theo của Trump, bao gồm cả các vấn đề nhân sự và tổ chức, việc thu thập và sử dụng thông tin, các cơ quan chức năng và phái bộ, cũng như các quan hệ đối tác nước ngoài. Cộng đồng tình báo sẽ phải vượt qua các cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn và tránh mọi thiệt hại dài hạn có thể xảy ra cho các thể chế và năng lực của cộng đồng.

Trump và cuộc cạnh tranh giữa hai tầm nhìn về nền dân chủ (Gideon Rachman)

Trong những tháng và năm tới, những người phản đối Trump sẽ phải liên tục chỉ ra hậu quả của chế độ đầu sỏ và chế độ cứng rắn đối với người dân Mỹ. Có lẽ sẽ có rất nhiều vụ tham nhũng và tự giao dịch để làm bằng chứng.

Nếu những người phản đối Trump có thể bảo vệ lập luận của họ, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử, thì sau cùng, nền dân chủ tự do vẫn có thể thắng thế.

Donald Trump trở lại Nhà Trắng khơi dậy lo ngại làn sóng kỳ thị người Mỹ gốc Á tại Mỹ (RFI)

Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), lập trường cũng như những chính sách chống Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm dấy lên làn sóng kỳ thị người Trung Quốc và người châu Á nói chung. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu ngày 20/01/2025, Donald Trump vẫn tiếp tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, khiến cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ lo ngại trước nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc. 

Những tiết lộ của Donald Trump (Nguyễn Gia Kiểng)

Cái nhìn trìu mến của thế giới dành cho nước Mỹ đã nhường chỗ cho cái nhìn ngao ngán đối với một dân tộc có thể bầu một người như Trump lên làm tổng thống. Dù chắc chắn Trump sẽ không được tái cử năm 2020 sự kính trọng của thế giới đối với Mỹ đã mất và không thể phục hồi hoàn toàn, như một ly nước đã đổ xuống đất. (Nguyễn Gia Kiểng)

Dùng mạng X cổ vũ cực hữu: “Cánh tay phải” của Trump bị cáo buộc tấn công nền dân chủ châu Âu (Trọng Thành)

Cuối năm 2024, đầu năm 2025, chính giới châu Âu đối mặt với một diễn biến chưa từng có. Tỷ phú Mỹ Elon Musk, người đã đóng góp nhiều cho chiến thắng của Donald Trump và dự kiến đảm nhiệm vị trí quan trọng trong tân chính quyền Mỹ, liên tục cổ vũ nhiều đảng cực hữu châu Âu, trực tiếp đả kích chính phủ các nước châu Âu như Đức, Anh, Tây Ban Nha.

Lãnh đạo Pháp, Anh lên án Elon Musk gieo rắc “tin giả”, kích động hận thù (RFI)

Hôm qua, 06/01/2025, lãnh đạo nhiều nước châu Âu đã lên án tỉ phú Mỹ Elon Musk gieo rắc “tin giả”, kích động hận thù, “can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhiều nước” châu Âu. Phản ứng của các lãnh đạo châu Âu được đưa ra sau khi chủ nhân mạng xã hội X, cộng sự của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, liên tục đả kích chính phủ Anh, Đức và cổ vũ cho các thế lực cực hữu tại hai quốc gia này.

Biden, Trump gửi thông điệp khác biệt nhân ngày Giáng sinh (VOA)

Vào dịp lễ Giáng sinh, Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã gửi những thông điệp trái ngược. Ông Biden kêu gọi người dân suy niệm và đoàn kết, thuyết minh một video giới thiệu các trang trí Giáng sinh tại Nhà Trắng và nhấn mạnh sự cần thiết của tình yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Trong khi đó, ông Trump gửi lời chúc Giáng sinh vui vẻ, nhưng cũng không quên chỉ trích đối thủ chính trị, đả kích các chính trị gia và thể hiện lập trường chính trị mạnh mẽ trên mạng xã hội.