Những thỏa thuận hậu Thành Đô (Phần 4) – Bằng chứng những chuyển nhượng chủ quyền là đây (Nguyễn Văn Huy)

Có lẽ biết những thỏa thuận này là xấu, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam luôn tìm cách che đậy và giấu giếm. Khi bị bắt buộc, vì là những văn bản ký kết giữa hai cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước, những Tuyên bố chung và Thông cáo chung này chỉ được phổ biến giới hạn trên các phương tiện truyền thông của Đảng, Đoàn, Quân đội, Công an, An ninh, Chính phủ…, không được báo đài nói đến nhiều và biến mất sau một vài ngày công bố. Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có lẽ hiểu rõ hậu quả tai hại của những thỏa thuận này đối với dân tộc và đất nước nên đã tìm mọi cách ém nhẹm, vì đây là những bằng chứng cụ thể về sự phản bội, hành động bán nước của Đảng cộng sản Việt…

Những thỏa thuận hậu Thành Đô (Phần 3) – Muốn làm chủ luôn cả miền Nam (Nguyễn Văn Huy)

Tham vọng, nếu không muốn nói âm mưu, của Trung Quốc tại Việt Nam là làm chủ vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long và toàn bộ sinh hoạt kinh tế của miền Nam. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn tiếp tục cầm quyền trong vòng từ 5 năm đến 10 năm nữa, và nếu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc vẫn như hiện nay, chủ quyền Việt Nam sẽ do Trung Quốc nắm giữ và Đảng cộng sản Việt Nam trở thành tay sai thay mặt Bắc Kinh cầm quyền. Người Việt Nam nào chấp nhận tương lai đó? (Nguyễn Văn Huy) Phần 3 Bắc Kinh muốn làm chủ luôn cả miền Nam Việt Nam Theo nội dung những Tuyên bố chung và Thông cáo chung đã được ký kết từ năm 2000 trở lại đây, mốc năm 2020 đánh dấu sự kết thúc của một…

Những thỏa thuận hậu Thành Đô (Phần 2) – “Hai hành lang một vành đai kinh tế” (Nguyễn Văn Huy)

Tình trạng bị thúc ép gia tăng thương vụ với Trung Quốc sẽ còn bị thúc ép hơn nữa trong những năm sắp tới, với chiến lược “Sáng kiến Vành đai Con đường” năm 2020 : Việt Nam phải vay thêm tiền để xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam và đường sắt cao tốc Bắc Nam phục vụ sinh hoạt kinh tế của những cơ sở Trung Quốc sắp xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.(Nguyễn Văn Huy) Phần 2 Những thỏa thuận thực hiện chiến lược “hai hành lang một vành đai kinh tế” Nếu đọc kỹ từng lãnh vực hợp tác liệt kê trong những Tuyên bố chung, người đọc rất dễ dàng nhận thấy Việt Nam luôn ở thế bị động vì không có tiền, không có phương tiện, nhân sự yếu kém về kiến thức chuyên môn lẫn tư cách lãnh đạo để có…

Những thỏa thuận hậu Thành Đô (Phần 1) – Nắm giữ miền Bắc (Nguyễn Văn Huy)

Sự lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc của Đảng cộng sản và đất nước Việt Nam ngày càng lộ liễu và công khai để không còn che đậy được nữa. Gần như tất cả những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở chiến lược và qui mô lớn ở Việt Nam đều được ghi trong những Tuyên bố chung với sự chỉ định do những công ty Trung Quốc đảm nhiệm, như bến cảng, xa lộ, đường cao tốc, đường sắt và những công trình kiến trúc đồ sộ. Phải đọc kỹ nội dung những Tuyên bố chung này mới hiểu sự hiện diện của người Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam cũng ngày càng đông và nắm giữ gần như hầu hết mọi sinh hoạt kinh tế, tài chính, sản xuất và buôn bán qui mô lớn. (Nguyễn Văn Huy)  Phần 1 Trung Quốc củng…