Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang (Nguyễn Gia Kiểng) 01/04/2015 Tập Cận Bình thừa kế một Trung Quốc tương tự như Liên Xô của Gorbachev cuối thập niên 1980. Gorbachev đã thất bại khi cố làm những thay đổi cần thiết, Tập Cận Bình trái lại từ chối làm một việc phải làm. Hậu quả chắc chắn sẽ bi đát hơn
Một mảnh quê hương trên đất Phật (Nguyễn Gia Kiểng) 05/12/2013 Người Việt Nam nào không xúc động khi thăm những di tích của Phật Giáo ngay tại cái nôi của nó? Đạo Phật là tôn giáo lâu đời nhất của nước ta và là một thành tố quan trọng của văn hóa và lịch sử Việt Nam, đối với người Việt Nam tìm hiểu Phật Giáo cũng là tìm hiểu căn cước của chính mình.
Cách Mạng Tháng 8, nội chiến, và nội chiến cộng sản (Nguyễn Gia Kiểng) 01/08/2013 Không ai thay đổi được quá khứ. Cách Mạng Tháng 8 và Quốc Khánh 2 tháng 9 phải được giữ lại như những ngày lễ lớn. Nhưng không phải để huênh hoang và hớn hở mà để suy nghĩ và rút ra những bài học từ những câu hỏi lớn
Di sản Lê Đức Anh (Nguyễn Gia Kiểng) 01/03/2013 So với những thiệt hại mà Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đã gây ra cho đất nước việc Mạc Đăng Dung dâng đất cầu hòa hồi thế kỷ 16 chẳng thấm vào đâu.
Nhìn lại chủ nghĩa Mác – Lênin (Nguyễn Gia Kiểng) 01/02/2012 Và lịch sử sẽ còn gay gắt hơn đối với những trí thức ở thế kỷ 21 vẫn không dám phản kháng trước một chính quyền trắng trợn tuyên bố tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lênin và còn áp đặt nó như là môn triết duy nhất được giảng dạy trong các trường học. Rất gay gắt. Bởi vì ngoài vấn đề trách nhiệm, các thế hệ mai sau sẽ còn bị dằn vặt với những câu hỏi nhức nhối về căn cước. Như họ từ đâu đến, và cha anh họ là hạng người gì.
Hòa giải xã hội với trí thức – Nhân thư ngỏ của 36 trí thức (Nguyễn Gia Kiểng) 01/10/2011 Phải nhìn nhận rằng trí thức Việt Nam rất xứng đáng với sự khinh thường của quần chúng. Họ vẫn chưa đoạn tuyệt được với tâm lý kẻ sĩ, nhiều người vẫn còn hãnh diện tự xưng là kẻ sĩ.
Thử nhận diện bài toán Trung Quốc (Nguyễn Gia Kiểng) 01/08/2008 Có những trường hợp phải lùi xa để nhìn rõ và một vấn đề chỉ có giải đáp nếu được nhìn như là thành phần của một vấn đề lớn hơn. Bài toán Trung Quốc đối với Việt Nam là một trong những trường hợp này.
Một bài học từ biến cố 30-4-1975 (Nguyễn Gia Kiểng) 30/04/2008 Họ chỉ là những cá nhân, không gắn bó trong một tổ chức. Hậu quả là mỗi người lo lấy mình, là chủ nghĩa luồn lách trong đó mỗi người, hay mỗi nhóm bè bạn nhỏ, cố gắng để khôn hơn những người khác, mỗi người chống tất cả, tất cả chống mỗi người.
Nghĩ về một cơn điên của thế giới (Nguyễn Gia Kiểng) 02/02/2008 Chủ nghĩa Mác-Lênin đã lan rộng trên thế giới không phải vì giá trị lý luận của nó mà vì nó là một dụng cụ rất hiệu lực để cướp và giữ chính quyền. Nó phù hợp với những tham vọng quyền lực. Mao Trạch Đông không cần biết tới triết lý của Marx, ông chỉ đọc những sách cổ Trung Hoa. Hồ Chí Minh, theo chính lời ông thuật lại, đã chọn chủ nghĩa Mác-Lênin khi vừa mới nghe nói tới nó và trong suốt cuộc đời chưa hề có một đóng góp lý luận nào cho chủ nghĩa này. Cũng như Đảng Cộng Sản Liên Xô, cả hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đều đã là những đảng khủng bố và thành công nhờ khủng bố.
Những Vạn Lý Trường Thành mới (Nguyễn Gia Kiểng) 30/10/2007 Có một nét đặc trưng nổi bật trong suốt dòng lịch sử Trung Quốc và vẫn còn rõ rệt ngày nay, đó là người Trung Hoa có khuynh hướng lấy lượng để thay thế cho phẩm, lấy sự to lớn thay thế cho sự sáng tạo, lấy số nhiều tạo ấn tượng cho sự độc đáo.
Nhìn lại hai cuộc Cách Mạng Pháp 1789 và Việt Nam 1945 (Nguyễn Gia Kiểng) 01/07/2006 Cuộc cách mạng dân chủ sắp tới sẽ là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam và cũng sẽ là cuộc cách mạng thông minh nhất và đáng có nhất, nhưng chắc chắn nó sẽ không sôi động như Cách Mạng Tháng 8.
Hãy xứng đáng với một tương lai khác ! (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2006 Không ai phủ nhận những khó khăn của hoạt động dân chủ trong nước, nhưng những khó khăn ấy cần được nhận diện một cách thành thực để rút ra những kết luận đúng đắn.
Cuộc chiến đấu thực sự (Nguyễn Gia Kiểng) 17/05/2005 Chúng ta trước hết phải chiến thắng chính mình, sau một cuộc xung đột dữ dội với chính mình, để vượt lên một tầng văn hóa mới để vứt bỏ tập tính của kẻ nô lệ và tiến tới văn hóa của con người tự do.
Nhìn Lại Một Thử Nghiệm Thất Bại (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2004 Một trong những kết luận mà chúng ta có thể rút ra từ cuộc xung đột thảm khốc này, khi nghĩ đến những đổ vỡ ghê rợn cho đất nước và những nạn nhân ở cả hai bên, là một cơ hội chỉ thực sự là cơ hội cho những ai đã chuẩn bị để chờ đợi nó.
Nhìn lại chiến thắng cộng sản ngày 30-4-1975 (Nguyễn Gia Kiểng) 30/04/2004 Lần đầu tiên chúng ta có một cuộc chiến đấu thực sự xứng đáng để chiến đấu. Đó là cuộc chiến đấu để thực sự giải phóng mọi người Việt Nam, để tôn vinh quyền làm người, quyền được làm chủ đời mình để xây dựng hạnh phúc cho mình và đóng góp cho hạnh phúc chung của dân tộc
Về huyền thoại Hồ Chí Minh (Nguyễn Gia Kiểng) 01/01/2004 Nhưng dù Hồ Chí Minh có thế nào đi nữa, dù ông có công hay có tội, thì ông cũng vẫn là một con người và vẫn phải được hưởng quyền tối thiểu của một người chết, nghĩa là được yên nghỉ. Việc đem xác một người đã chết trưng bày ở giữa một công trường, dù là trong một lăng đồ sộ và trong một lồng kiếng, là một hành động dã man theo văn hóa Việt Nam. Không một người Việt Nam nào có thể bị đối xử như thế. Hồ Chí Minh đã bị sử dụng như một dụng cụ tuyên truyền. Đã đến lúc ông có quyền được an táng một cách văn minh.
Nhân kỷ niệm ngày 30-4-1975: Vẫn một bài học (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2002 “… Vấn đề như thế này : có thể có một triệu lý do chính đáng để không gia nhập một tổ chức tranh đấu chính trị nào, nhưng có một lý do để tham gia đó là nếu không có tổ chức chúng ta sẽ không thay đổi được chế độ độc tài này, lý do này phải đủ để một người thực sự muốn dân chủ hóa đất nước lấy quyết định…”
Một cuộc chuyển hoá không thể được (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2001 Dân tộc Việt Nam chắc chắn là muốn dân chủ và cũng xứng đáng để có dân chủ không kém nhiều dân tộc khác, nhưng chính trị ở nước nào và thời nào cũng chỉ là quan tâm và hoạt động của thiểu số tích cực. Vào thời điểm này chưa thể nói chúng ta đã có một văn hoá dân chủ và một đội ngũ dân chủ mà đất nước đòi hỏi.
Hai mươi lăm năm sau ngày 30-4-1975: Đừng để lịch sử lặp lại (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2000 “…vào thời điểm đó [30/4/1975] về mặt tư tưởng, chủ nghĩa này [chủ nghĩa cộng sản] đã gần như bị bác bỏ. Những tiếng nói phản kháng đã xuất hiện ngay tại Liên Xô và đã có mùa xuân Tiệp Khắc. Một lần nữa sự lạc hậu thê thảm về tư tưởng của Việt Nam lại được phơi bày. Những biến cố đáng buồn trong gần bốn thế kỷ qua kế tiếp nhau như một chuỗi hột mà sợi dây xuyến vẫn là sự kém cỏi về nhận thức chính trị. Có bao nhiêu người Việt Nam ý thức được như vậy?..”
Vết thương ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/1999 Dân tộc nào cũng trải qua những giai đoạn tan nát mà chỉ có một trấn tĩnh tinh thần mới cho phép nhìn ra lối thoát. Chúng ta cần trước hết là một sự hiểu biết về chính mình. Ít nhất chúng ta cần hai suy tư. Suy tư thứ nhất là dân tộc ta không hèn mà chỉ là một dân tộc bị đả thương quá nặng. Chúng ta tự giam hãm trong mặc cảm hèn nhát và bất lực, đến nỗi mất lòng tin và ý chí, vì chúng ta không nhìn rõ gánh nặng lịch sử đè lên mình