Chuyên gia LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình việc bắt cóc, xét xử Đường Văn Thái (VOA) 20/02/2025 Bốn chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa gửi kháng thư yêu cầu chính quyền Việt Nam giải trình các thủ tục tố tụng liên quan đến vụ án blogger Đường Văn Thái bị tòa án ở Hà Nội tuyên phạt 12 năm tù trong một phiên tòa xử kín sau khi có cáo buộc là ông này bị bắt cóc tại Bangkok, Thái Lan.
Nữ sinh 19 tuổi trở thành kẻ thù của nhà nước Trung Quốc (Frances Mao) 16/02/2025 Cô gái từng nằm trong đội hợp xướng, nay là nhà hoạt động dân chủ, bàng hoàng thức giấc vào một ngày tháng 12/2024 với tin cảnh sát Hong Kong đã treo thưởng 1 triệu đô la Hong Kong (khoảng 3,2 tỷ đồng) cho bất kỳ thông tin nào có thể giúp bắt giữ cô.
Tự Do Ngôn Luận: Quyền Hay Tội ? (Nguyên Việt) 14/02/2025 Một nền pháp luật vi phạm nhân quyền luôn tìm cách kiểm soát và trấn áp những quyền cơ bản của con người, trong đó tự do ngôn luận là một mục tiêu chính. Khi chính quyền sử dụng những điều luật mơ hồ để kết tội công dân với cáo buộc “lợi dụng tự do ngôn luận”, điều đó không chỉ phản ánh sự bất công mà còn là minh chứng cho một hệ thống sợ hãi sự thật.
Stephen Denney: người bạn của tù nhân lương tâm Việt Nam (Bùi Văn Phú) 13/02/2025 Tôi quen biết Stephen Denney, người Việt thường gọi ông là Steve, từ những ngày còn ở Đại học U.C. Berkeley vào đầu thập niên 1980. Khi đó Steve sinh hoạt trong Nhóm 64 của Ân xá Quốc tế (Amnesty International), một tổ chức nhân quyền quốc tế. Nhóm 64 gồm các thành viên trong vùng Vịnh San Francisco và Steve là người phụ trách theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong nhóm, còn tôi hoạt động với Amnesty International Campus Network của sinh viên dưới sự điều hành của nữ tu sĩ Laola Hironaka và cũng học tại ban tiến sĩ tại U.C. Berkeley. (có đính chính một chi tiết. 17/2/2025)
Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi Việt Nam không can thiệp quyền tự do của người dân (VOA) 10/02/2025 Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Turk nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo và xã hội dân sự độc lập được tự do thực hiện các quyền tự do quan điểm, quyền lập hội và nhóm họp ôn hòa mà không có sự can thiệp hay hạn chế quá đáng của nhà nước.
THĂM LẠI THÔN HOÀNH (Nguyễn Thúy Hạnh) 21/01/2025 Ông Tô Ân Xô, tướng công an, từng gọi cụ Lê Đình Kình là cường hào, điạ chủ. Mời độc giả tự đánh giá ai là người ngay, ai là kẻ gian.
Những tù nhân chính trị, lương tâm của Việt Nam 18/01/2025 Danh từ ” TÙ CHÍNH TRỊ” nói lên tất cả! Nó chuyển hướng đáng hổ thẹn sang đối tượng bắt họ cầm tù. Đó là những chính thể đã kí vào bản tuyên ngôn Nhân quyền LHQ 1948, nhưng lại sử dụng các từ ngữ gian lận, ngụy biện hoặc đặc điểm riêng, lạc hậu của quốc gia để thoái thác, không thực hiện một văn bản Quốc tế, mà hầu hết các quốc gia và lãnh thổ, nhờ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nên đã đạt tới xã hội văn minh, kinh tế thịnh vượng
Hãy Cảnh giác với Tân Chủ tịch Chuyên quyền của Việt Nam (Elaine Pearson) 17/01/2025 (Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong Phúc trình Toàn cầu 2025 của mình rằng việc thăng tiến của một nhà lãnh đạo mới ở Việt Nam sau đợt tái thiết quyền lực hồi giữa năm 2024 không mang lại một sự nương tay nào trong chính sách đàn áp nhân quyền ráo riết của chính quyền nước này. Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cấm các nhóm nhân quyền, công đoàn, báo chí, nhóm tôn giáo độc lập cũng như tất cả các tổ chức hoạt động bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền.
Dư Thị Thành (tác giả: Tưởng Năng Tiến) 13/01/2025 Cùng là phận đàn bà Một người chìm dưới đáy Người tột đỉnh vinh hoa Nhưng băng tang cũng vậyCũng màu tang trắng ấy Phanh thây Lê Đình Kình Cũng màu tang trắng ấy Cả triều đình tụng kinh
Việt Nam : Luật sư Trần Đình Triển bị kết án 3 năm tù vì các bài phê phán ngành tòa án (RFI) 11/01/2025 Theo AFP, hôm nay, 10/01/2025, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án 3 năm tù với luật sư Trần Đình Triển, nguyên phó chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội, do ông đã đăng trên Facebook nhiều bài viết chỉ trích ngành tòa án Việt Nam. Giới bảo vệ nhân quyền lên án « bước lùi » về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Đồng Tâm, một bi kịch thời phong kiến cộng sản 09/01/2025 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Chính sách này là nguồn gốc của hàng vạn tranh chấp, khi đại diện của Nhà nước độc tài là các quan tham. Đỉnh điểm là vụ thảm sát ở Đồng Tâm ngày 9 tháng 1, năm 2020. Ông Lê Đình Kình, 85 tuổi, 55 năm tuổi Đảng, bị chính các “đồng chí” mình sát hại.
Việt Nam : Nghị định hà khắc về truyền thông xã hội có hiệu lực vào lễ Giáng sinh (VOA) 26/12/2024 Nghị định 147 mới của Việt Nam, với những quy định bị lên án “hà khắc”, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày lễ Giáng sinh, 25/12. Nghị định này yêu cầu người dùng truyền thông xã hội phải xác minh danh tính và cho phép chính quyền yêu cầu dữ liệu người dùng và xóa bỏ những nội dung bị coi là “bất hợp pháp”. Một số tổ chức quốc tế và giới phê bình cho rằng luật này đe dọa quyền tự do ngôn luận và khiến cho những người bất đồng chính kiến phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ và tự kiểm duyệt cao hơn.
Điểm nghẽn (của điểm nghẽn) – Tưởng Năng Tiến 23/12/2024 Lịch sử cổ kim, có lẽ, chưa bao giờ có một chính thể nào mà hèn hạ, ác độc, ti tiểu và ti tiện đến như thế cả. Đó là một chế độ bất nhân và đó cũng chính là điểm nghẽn (của điểm nghẽn) mà cái nhà nước vô nhân hiện hành vô phương tháo gỡ!
Cơn ác mộng của nạn nhân trở về từ đặc khu Trung Quốc khét tiếng ở Campuchia 20/12/2024 Một báo cáo của Liên hợp quốc năm ngoái ước tính rằng khoảng 100.000 người ở Campuchia đã bị buôn bán và giam giữ bởi các đường dây tội phạm, họ bị tra tấn và đe dọa buộc phải thực hiện các vụ lừa đảo trực tuyến.
Khoảng 1000 cuộc biểu tình mỗi năm. “Brussels là 1 trong những thủ đô của sự phản kháng trên thế giới” 17/12/2024 Biểu tình, phát biểu chính kiến một cách ôn hoà là quyền con người cơ bản, như hít thở không khí. Không có chuyện xin-cho hay ban ơn của cường quyền. Chúng ta muốn tiến về thế giới văn minh hay chấp nhận bị cai trị bằng bạo lực ?
Tìm hiểu tổ chức Amnesty International (Ân xá quốc tế) 15/12/2024 Amnesty International là một tổ chức phi chính phủ có 10 triệu thành viên hiện diện tại hơn 150 quốc gia và lãnh thổ. Sứ mệnh mà AI đặt ra là bảo vệ tất cả các quyền được nêu trong Tuyên ngôn phổ cập về nhân quyền, thông qua điều tra, nghiên cứu và lên tiếng hầu ngăn chặn các vi phạm. Các chế độ độc tài luôn có thái độ ngụy biện và bất dung đối với xã hội dân sự.
Chính họ phải khiêm tốn ! Chúng ta đúng và mạnh, họ sai và yếu (Nguyễn Gia Kiểng) 10/12/2024 “…Chúng ta, những người dân chủ, không chỉ đúng mà còn đang ở trong thế mạnh. Họ, những người cầm đầu Đảng Cộng Sản, không chỉ sai mà còn đang ở trong thế nguy. Chúng ta vẫn ôn hòa và khiêm tốn vì đó là thái độ đúng. Nhưng chính họ còn phải khiêm tốn hơn…”
QUYỀN CON NGƯỜI (NGUYỄN GIA KIỂNG) 07/12/2024 “…Nếu cần phải có một nguyên tắc cho hoạt động chính trị để đừng bị trôi giạt như người đi biển không la bàn thì ta có thể nói : con người phải được tôn trọng trước hết, xã hội sẽ phải làm tối đa cho mỗi thành viên trong chừng mực khả năng của nó…”
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948) 06/12/2024 Tuyên ngôn phổ cập về Nhân quyền không hề mất đi tính thời sự kể từ ngày nó được Đại hội đồng Liên hiệp quốc công bố và thông qua vào năm 1948. Tầm nhìn xa và quyết tâm phi thường của các tác giả của nó đã tạo ra một tài liệu lần đầu tiên liệt kê ra các quyền và tự do bất khả xâm phạm mà tất cả mọi người phải được hưởng trên cơ sở bình đẳng. Ngày nay được dịch ra hơn 360 ngôn ngữ, Tuyên ngôn là tài liệu được dịch nhiều nhất trên thế giới, chứng minh tính phổ quát của cả nội dung và phạm vi của nó. Bây giờ nó là tiêu chuẩn để đo lường sự công bằng và bất công. Nó là nền tảng của một tương lai công bằng và nhân phẩm cho tất cả mọi người, đồng thời mang đến cho mọi người trên khắp thế giới một vũ khí mạnh mẽ chống lại sự áp bức, sự miễn tội và các cuộc tấn công vào nhân phẩm. Cam kết của LHQ đối với nhân quyền được khắc ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ bảo vệ và đảm bảo sự tôn trọng các quyền này. Chúng ta phải đảm bảo rằng những người có quyền bị đe dọa nhiều nhất biết rằng Tuyên ngôn này tồn tại và nó tồn tại vì họ. Mỗi người chúng ta phải thực hiện phần việc của mình để đảm bảo rằng các quyền phổ quát mà nó đặt ra sẽ trở thành hiện thực cụ thể trong cuộc sống của tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở khắp thế giới. BAN Ki-moon Tổng thư ký LHQ (2015)