Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng

Giờ đây, người Châu Âu phải phát huy hết tiềm năng của châu lục như một tác nhân an ninh đáng tin cậy, qua đó cứu vãn quan hệ xuyên Đại Tây Dương và kiểm soát tham vọng đế quốc của Nga. Nếu nỗ lực này thất bại – và nếu sự ủng hộ của Mỹ giảm sút – thì cái giá phải trả sẽ rất đắt. Nếu không có hàng phòng thủ vững chắc cản đường, thì Putin sẽ không có lý do gì để dừng lại ở Ukraine. Sau nhiều thập kỷ tương đối hòa bình, chiến tranh một lần nữa có thể trở thành một đặc điểm cố định của chính trị Châu Âu.

Chiến thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi

Ngày nay, một trong những nơi ảm đạm nhất trên Trái Đất là cơ sở xử lý hài cốt của những người lính đã tử trận tại thành phố Rostov-on-Don của Nga, trung tâm hậu cần của cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine. Dù được thiết kế để xử lý hàng trăm xác chết cùng một lúc, nhưng nhà xác khổng lồ này vẫn bị quá tải một cách vô vọng suốt nhiều tháng nay.

Đe dọa hạt nhân và sự thật về mối nguy hiểm của nó (Hoàng Quốc Dũng)

Ngày 21/11/2024, lần đầu tiên trong lịch sử quân sự hạt nhân, Nga đã bắn một quả tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM : Intermediate-Range Balistic Missile) được thiết kế chỉ để mang đầu đạn hạt nhân vào thành phố Dnipro. Đây là loại tên lửa mới của Nga đang thử nghiệm mang tên Oreshnik. Vì nó không mang đầu đạn nổ nên đã gây thiệt hại không đáng kể.

Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ

Người châu Âu chắc chắn sẽ phàn nàn về việc Mỹ rút lui một phần. Nhưng sau cùng thì, một NATO ngủ đông sẽ có lợi cho tất cả các thành viên. Nếu châu Âu chia sẻ tốt hơn gánh nặng về hậu cần, thiết giáp, tình báo, và bộ binh, sẽ dễ dàng hơn cho Mỹ trong việc đảm bảo hòa bình và thống nhất châu Âu với sức mạnh hạt nhân và hải quân áp đảo của mình. Và NATO cuối cùng sẽ trở nên khép kín, tối giản, và mang tính phòng thủ – đúng như dự định ban đầu của những nhà sáng lập.