Cải tổ đơn vị hành chính địa phương là vô nghĩa nếu vẫn duy trì chủ nghĩa tập quyền (Chu Tuấn Anh)

Sự giải thể của chế độ cộng sản, đồng nghĩa với việc từ bỏ chế độ độc tài toàn trị và mô hình tập quyền, để cùng nhau xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên và tản quyền chắc chắn là một xu hướng có lợi cho đất nước và là một xu hướng bắt buộc phải đến. Đó không phải là một tinh thần “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” như phe tuyên giáo đã tuyên truyền. Đằng sau đó là một tinh thần hòa giải dân tộc để đoàn kết và tập hợp lại người Việt để đấu tranh cho một tương lai chung của dân tộc

Cơ chế đan quyền (Tạ Dzu)

Theo Lý tiên sinh thì VN từng có giai đoạn dưới hai triều đại Trần và Lê đã từng thực hiện cơ chế đan quyền.

Hiện nay giới trí thức VN đang rất quan tâm đến thể chế chính trị cho VN tương lai; tuy nhiên, giới này cũng chỉ dựa vào thể chế tam quyền phân lập của phương Tây, một thể chế phân quyền lấy đảng phái làm nền tảng, tuy rất hiệu quả sau thời phong kiến.

Những định hướng lớn của mô thức Việt Nam: Xác định Việt Nam là đất nước xây dựng trên các cộng đồng

Các cộng đồng đều phải được tôn trọng như nhau trong một đất nước Việt Nam được định nghĩa như là đất nước của các cộng đồng. Cộng đồng người Việt gốc Khmer đã sống từ ngàn xưa tại miền Nam, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã góp công lớn khai mở ra miền Nam phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.