“Căn cước Việt Nam”, chìa khóa cho tương lai đất nước! (Trần Hùng)

Việc người ta không còn quan tâm tới hình ảnh của đất nước với những hành vi như trộm cắp, phạm pháp ở nước ngoài hay trốn lại lao động bất hợp pháp như sự kiện vừa rồi tại Đài Loan đều do căn cước Việt Nam quá thấp, thấp tới mức người ta không còn ý thức được rằng mình phải ứng xử có trách nhiệm với căn cước này nữa. Và khi người dân đã lấy quyết định từ bỏ đất nước thì mọi vấn đề ở quy mô quốc gia đều không còn có giải pháp nữa. Điều này lý giải tính trạng bế tắc của chúng ta trong mọi vấn đề quốc gia hiện nay. (Trần Hùng)

Hơn 300 lần dõng dạc đề cao tinh thần hòa giải dân tộc (Việt Nhẫn)

Từ hơn 300 lần dõng dạc, đối với anh em chúng tôi, khi lựa chọn tham gia ủng hộ lập trường của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, chúng tôi đều biết sẽ có một thời điểm anh em chúng tôi có thể bị bắt giữ. Dù luôn mong muốn cuộc chuyển hóa về dân chủ của Việt Nam sẽ xảy đến mà không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho bất kỳ ai nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng tự do, dân chủ không hề miễn phí. Những rủi ro như bị bắt giữ, hành hung, sách nhiễu hoàn toàn có thể xảy đến với một số hoặc tất cả anh em chúng tôi. Chúng tôi sẽ đón nhận chuyện này một cách bình thản như một phần tất yếu trong cuộc đời tranh đấu cho đất nước mà chúng tôi đã chọn lựa.

Tập hợp Dân chủ Đa nguyên lên án việc bắt giam ông Trần Khắc Đức

Người đứng đầu tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên cho rằng ông Trần Khắc Đức chỉ là một người yêu nước, nhận thức được tiến trình dân chủ hóa “không đảo ngược” của Việt Nam, nhưng đã bị chính quyền bắt giam, trong một hành động mà nhóm này cho là “chà đạp lên hiến pháp của chính chế độ cộng sản”.

Hai năm sau thảm họa Formosa (Trần Hùng)

Đất nước là đất và nước. Nếu đất và nước đều bị ô nhiễm thì chúng ta không còn gì để nói với nhau nữa. Đất nước Việt Nam này là ngôi nhà của chúng ta, những nạn nhân của Formosa là đồng bào là những người anh em của chúng ta. Câu hỏi được đặt ra cho tất cả chúng ta và nhất là giới trí thức là có còn coi đất nước này là ngôi nhà chung của mình? Có coi những nạn nhân Formosa là những người anh em của mình?

Một quá khứ đáng quên và một tương lai phải đến (Kỷ Nguyên)

Cuộc chuyển hóa về tự do và dân chủ của đất nước đằng nào cũng đến và sắp đến, hành động thiếu trách nhiệm này của chế độ sẽ khiến cuộc chuyển hóa bắt buộc phải tới thêm phần trắc trở và gây khó khăn thêm cho nỗ lực hòa giải. Chế độ sẽ phải sớm nhận ra sai lầm của mình vì chính trong lúc này, lý tưởng bao dung và đầy tình người của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đến gần gũi hơn với mọi người Việt Nam.

Donald Trump và Trần Khắc Đức (Trần Khánh Ân)

Donald Trump, cựu Tổng thống Mỹ vừa đắc cử, và Trần Khắc Đức, một thanh niên Việt Nam ưu tú, là hai nhân vật đại diện cho những giá trị đối lập trong cung cách con người về tầm nhìn chính trị, đạo đức và tương lai. Trong khi Trump là biểu tượng của sự hỗn loạn, ái kỷ, và thiếu vắng đạo đức, Trần Khắc Đức là hình mẫu của sự cống hiến, lòng hiếu thảo, và khát vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Từ biểu tình tới cách mạng (Trần Hùng)

Muốn huy động được người biểu tình đông đảo, rồi lãnh đạo được cuộc biểu tình đó, và dùng số đông đó để gây áp lực lên chế độ cộng sản và tạo ra những thay đổi không thể đảo ngược trước khi cuộc biểu tình giải tán thì cần có một lực lượng gắn kết, một kế hoạch hoàn chỉnh nghĩa là cần một tổ chức chính trị có tầm vóc.

Câu chuyện thanh niên (Thanh Chân)

Khi những người thanh niên Việt Nam đầu thế kỷ 20 dấn thân cho lý tưởng chống lại thực dân Pháp, chịu cảnh tù đày, họ rất trẻ. Ít nhiều chỉ xung quanh lứa tuổi 20. Chắc hẳn họ cũng có những giây phút sợ hãi, suy xét cho tương lai cá nhân trước khi lao vào hiểm nguy. Đối diện với những giờ phút ấy, họ đã lựa chọn dấn thân, chấp nhận khiêu vũ với rủi ro. Và họ đã chiến thắng, bất luận cái giá mà cá nhân hay những người cùng lứa tuổi với họ phải trả để đổi lấy tên một nước Việt Nam tự chủ trên bản đồ là rất đắt. Bởi vì thực dân Pháp không dễ gì chịu bỏ rơi một thuộc địa giàu tài nguyên, có một vị trí chiến lược trong vùng Đông Nam Á, và sẵn sàng sử dụng bạo lực để duy trì sự chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Đông Dương.

Tương lai nào đang chờ đón đảng cộng sản ? (Trần Hùng)

Đừng ngần ngại tìm tới chúng tôi nếu bạn muốn đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình tìm kiếm một vị thế xứng đáng hơn cho dân tộc Việt Nam, hành trình xây dựng nên một nước Việt Nam dân chủ, đa nguyên, bao dung và tiến bộ, một đất nước Việt Nam xứng đáng để những con người hôm nay phấn đấu xây dựng và các thế hệ mai sau tiếp nối trong niềm tự hào.

Chúng ta không vô can (Trần Hùng)

Chúng ta không vô can vì chúng ta đã gián tiếp cho phép đảng cộng sản nắm quyền cai trị đất nước tới ngày hôm nay, chúng ta đã không đánh bại được sự gian trá và tồi dở đang thống trị trên đất nước này. Chúng ta đã để cho đảng cộng sản huỷ hoại đất nước tới mức mà nhiều đồng bào của chúng ta phải bất chấp cả mạng sống để tìm một cuộc sống ở một đất nước khác, để vươn lên. Không ai trong chúng ta vô can cả, chúng ta đã tiếp tay, dù là gián tiếp, dẫn tới thảm kịch này. (Trần Hùng)

Nước mắt và thời đại (Khải Nguyên)

Lịch sử loài người là hành trình dai dẳng tìm đến tự do. Nước mắt và máu xương đã thật đau đớn khốc liệt trong hành trình ấy. Việt Nam trong hàng ngàn năm đã là một trong những dân tộc tốn kém nước mắt máu xương tốp đầu nhân loại. Liệu có cách nào giảm thiểu nước mắt máu xương cho hành trình tìm về tự do của loài người không – đó là câu hỏi đau đáu của văn hóa chính trị mới.

Trần Khắc Đức – Tấm gương sáng để soi mình (Thanh Chân)

Khi đứng trước những tấm gương để soi xét lại bản thân, chúng ta ít nhiều đều bối rối “lấn cấn”. Đứng trước tấm gương “Khắc Đức”, đảng cộng sản thể hiện rõ sự bối rối hơn khi họ lựa chọn quyết định bắt giữ Đức vì theo họ, Đức “ngoan cố”. Họ không sai. Đức rất ngoan cố và ngoan cố với một lý tưởng tươi đẹp cho dân tộc, hoàn toàn không có một sự thù địch căm giận hay cực đoan nào với họ. Điều này chỉ chứng tỏ, chính những đảng viên cộng sản cũng phải bối rối xét lại mình đến mức không thể không đồng ý dù là ngấm ngầm với sự đúng đắn của lý tưởng hòa giải và hòa hợp dân tộc, tinh thần đa nguyên mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nêu cao, cụ thể ở đây là qua hình ảnh Trần Khắc Đức. Phản ứng này không khó hiểu.