Khủng hoảng ở Trung Quốc

Nhìn Lại Đất Nước Trong Một Giai Đoạn Quan Trọng (Kỷ Nguyên) – Kỳ 4 

Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc đang là mối quan tâm và lo lắng của thế giới, vì một sự sụp đổ của một nước lớn và có ảnh hưởng rộng khắp như Trung Quốc có thể là một tai họa toàn cầu. Đối với Việt Nam, tai họa này sẽ nghiêm trọng hơn cả do nước ta ở sát Trung Quốc và còn chịu sự lệ thuộc quá đáng về mọi mặt, đặc biệt là sự lệ thuộc hổ nhục cả về kinh tế lẫn chính trị do sự thiển cận của chế độ cộng sản Việt Nam gây ra. 

Tóm tắt tình hình Biển Đông năm 2024 (Carl Thayer)

Có bốn diễn biến chính định hình môi trường an ninh ở Biển Đông năm 2024: (1) Trung Quốc gia tăng hành vi cưỡng ép đối với tàu thuyền và máy bay của hải quân Philippines; (2) Philippines thông qua chiến lược phòng thủ biển mới; (3) Việt Nam tăng cường hoạt động xây dựng tại quần đảo Trường Sa; và (4) đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) tiến triển chậm chạp.

ủy hội hạ lưu sông mê kông

50 Năm Lưu Vực Sông Mekong Vẫn Là Địa Bàn Đầy Thách Đố Của Hoa Kỳ (Ngô Thế Vinh)

Trong cuộc “đấu tranh gần như một mất một còn – zero-sum game” (3) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như hiện nay, để có thể đối trọng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, Washington cần có một tầm nhìn chiến lược, phải chấp nhận một cái giá tương xứng phải trả có thể phục hồi ảnh hưởng đã có bấy lâu trên Bàn cờ Sông Mekong.

Cách mạng Cuba đã “mồ yên mả đẹp”, kinh tế Trung Quốc và Nga đang lao đao (RFI)

The Economist dự báo « Tập Cận Bình có nhiều điều phải lo lắng vào năm 2025 ». L’Express ví kinh tế Nga là « quả bom nổ chậm », đang trong bước « đại thụt lùi », khi tập trung toàn bộ cho chiến tranh. Nhưng đen đủi nhất vẫn là người dân đảo quốc cộng sản Cuba : thiên tai, cấm vận, đói kém – theo Le Figaro cuối tuần. Mười năm sau vụ khủng bố Charlie Hebdo tại Pháp, thế giới đã thay đổi rất nhiều.

Nguồn gốc của những cuộc tấn công “trả thù xã hội” ở Trung Quốc (Tôn Phái Đông)

Tuy nhiên, tần suất ngày càng tăng của các cuộc tấn công trả thù xã hội cho thấy rằng sự thờ ơ của đảng đối với một số quyền nhất định và các hành động dập tắt bất đồng chính kiến có thể đang gây ra một tác động không mong muốn : sự gia tăng nạn bạo lực tưởng chừng phi chính trị nhưng thực chất lại bắt nguồn từ sự từ chối tuyệt vọng đối với hiện trạng chính trị. Và nếu ĐCSTQ không mở rộng các cơ hội kinh tế, đồng thời làm giảm bất bình đẳng và bất công về mặt cấu trúc, thì có lẽ họ sẽ thấy mình phải đối mặt với những thách thức lớn hơn là các cuộc tấn công trả thù xã hội.

Trung Quốc cuối năm 2024: Chống tham nhũng, lao động cưỡng bức và khủng hoảng địa ốc

Chiến dịch chống tham nhũng của chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục với việc bãi miễn hai trung tướng quân đội cấp cao vì nghi ngờ tham nhũng, nối tiếp các vụ điều tra lớn trong năm.

Tại Brazil, tập đoàn BYD vướng vào bê bối lao động cưỡng bức khi 163 công nhân Trung Quốc bị phát hiện làm việc trong điều kiện “nô lệ hiện đại”. BYD đã chấm dứt hợp đồng với nhà thầu nhưng vẫn chịu áp lực lớn từ dư luận.

Trong nước, Bắc Kinh cam kết ổn định thị trường địa ốc với hàng loạt biện pháp như hạ lãi suất vay, cải cách luật, và đầu tư 4.000 tỷ nhân dân tệ để giải quyết khủng hoảng kéo dài từ 2021.

Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gián điệp và gây bất ổn trên toàn cầu

Với mục tiêu trở thành cường quốc số một thế giới, Trung Quốc đã không ít lần thực hiện các hoạt động gián điệp và gây bất ổn trên quy mô toàn cầu. Các hoạt động này xuất hiện ngày càng nhiều và dưới hình thức đa dạng, từ lan truyền tin giả, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, đến phá hoại các hệ thống cáp quang, v.v