Kìm hãm nội tâm và ảo tưởng thần tượng: bi kịch của một xã hội độc đảng (Nguyên Việt)

Xã hội Việt Nam ngày nay không cần đến những con người tư duy độc lập. Nó không cần những người đặt câu hỏi, không cần những cá nhân có khả năng tự mình tìm kiếm chân lý. Những gì nó đòi hỏi là sự phục tùng, là những con người biết im lặng khi cần, biết ngợi ca khi được bảo, biết ngoảnh mặt làm ngơ trước những điều đáng ra phải đối diện

Việt Nam vẫn tiếp tục giữ nguyên mô hình độc đảng (Song Chi)

Người Việt cứ vui buồn mắng chửi nhau thù ghét nhau vì chuyện nước Mỹ dưới thời Trump 2.0, hay chuyện đoàn sư Minh Tuệ trên đường đi Ấn, còn chuyện tương lai, vận mệnh của đất nước, dân tộc VN sẽ đi về đâu, đã có đảng và nhà nước lo. Đảng đã đưa VN đi tìm CNXH (gần cả trăm năm nay chưa tìm thấy), nay đảng lại chuẩn bị đưa VN vào “kỷ nguyên mới” “rạng rỡ VN”.

“Chánh trị”: Sự lựa chọn không thể né tránh (Vũ Đức Khanh)

Trong xã hội, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng “chánh trị” là một khái niệm xa vời, chỉ liên quan đến những người tranh giành quyền lực, giữ chức vụ hoặc các cuộc đấu đá ở tầng lớp lãnh đạo.

Nhưng thực tế, chánh trị không chỉ là chuyện của các chánh trị gia hay những người trong bộ máy cầm quyền. Chánh trị là cuộc sống của mỗi người, bởi nó bao trùm mọi khía cạnh đời sống

Thấy gì qua Cộng Đồng Người Việt tại Pháp ? (Nguyễn Gia Kiểng)

Chúng ta cần nói với nhau, với bạn bè trong những lần gặp gỡ, với con em trong những bữa cơm gia đình rằng nước tiếp cư – nước Mỹ, nước Pháp, nước Đức, nước Canada hay một nước nào khác – là cha mẹ nuôi của chúng ta nhưng Việt Nam vẫn là cha mẹ ruột của chúng ta, nước tiếp cư cho chúng ta nhiều nhưng Việt Nam cần chúng ta nhiều hơn, yêu nước tiếp cư là đúng nhưng yêu Việt Nam là đẹp, phục vụ nước tiếp cư là bổn phận của trí tuệ còn giúp Việt Nam là nghĩa cử của tâm hồn.

Đất nước Việt Nam không chỉ là một kỷ niệm mà trước hết là một tương lai. Chúng ta không thể chỉ yêu nó như một nước mà chúng ta muốn mà nên yêu Việt Nam như nó đang là và đóng góp để nó có một tương lai như chúng ta muốn.

Vịnh Hạ Long trước nguy cơ bị loại khỏi danh sách di sản thiên nhiên thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sẽ cử chuyên gia đến đánh giá các nguy cơ bảo tồn Vịnh Hạ Long vì lo ngại các dự án phát triển ở khu vực này đang đe doạ Vịnh. Cuộc điều tra nếu dẫn đến những trừng phạt có thể khiến Vịnh Hạ Long không còn nằm trong danh sách di sản thiên nhiên thế giới.

Tìm hiểu tổ chức Amnesty International (Ân xá quốc tế)

Amnesty International là một tổ chức phi chính phủ có 10 triệu thành viên hiện diện tại hơn 150 quốc gia và lãnh thổ. Sứ mệnh mà AI đặt ra là bảo vệ tất cả các quyền được nêu trong Tuyên ngôn phổ cập về nhân quyền, thông qua điều tra, nghiên cứu và lên tiếng hầu ngăn chặn các vi phạm. Các chế độ độc tài luôn có thái độ ngụy biện và bất dung đối với xã hội dân sự.

Cần chấm dứt ngay một chương trình truyền hình cao ngạo

Nhưng Vua Tiếng Việt đã liên tục, bền bỉ sai sót kéo dài từ năm này sang năm khác, làm thô thiển, nghèo nàn, méo mó tiếng Việt. Người yêu tiếng Việt, am hiểu tiếng Việt bị xúc phạm nặng nề. Mang nỗi đau, nỗi xót xa cho tiếng Việt, người yêu tiếng Việt không thể làm ngơ, đã bền bỉ, chân thành lên tiếng nhắc nhở nhưng Vua Tiếng Việt vẫn cao ngạo phớt lờ và vì hiểu biết tiếng Việt nông cạn, hạn hẹp nên vẫn tự tin kiên trì và liên tục phô trương sai sót.

RSF: Việt Nam là một trong 10 nước giam giữ nhiều phóng viên nhất thế giới

Tổ chức “Phóng viên không biên giới” (tiếng Pháp là RSF: Reporters sans frontières) hoạt động đúng theo tinh thần của Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
Mỗi năm, RSF phổ biến bảng xếp hạng Tự do báo chí trên thế giới.

Điều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Chính trị bình dân (Phạm Đoan Trang)

LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ CHO LẦN XUẤT BẢN ĐẦU TIÊN Từ khi mới bắt đầu tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam (năm 2011), tôi đã nghĩ đến việc phải có những cuốn sách, những lớp học, hay khóa học mang tính nhập môn về chính trị, để truyền thụ những kiến thức căn bản nhất về chính trị cho người dân Việt Nam, mà cụ thể là những người lúc đó đang gần gũi với tôi nhất: các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền. Sở dĩ tôi nghĩ như thế, bởi cũng như tuyệt đại đa số người Việt Nam, tôi thiếu hụt kiến thức sơ đẳng về chính trị để có thể hiểu những điều căn bản nhất và trả lời những câu hỏi đơn giản nhất, như “dân chủ là gì”, “bình đẳng là thế nào”, “tự do, nhân quyền có cần thiết không, nếu có thì tại sao”, và nhất là hai câu hỏi lớn: 1.Tại sao Việt Nam lại ở trong Thế giới thứ ba lâu đến thế? 2.Có cách nào để Việt Nam thoát khỏi tình trạng này không, phải làm sao?

Từ bản án tử hình dành cho thầy Tuệ Sỹ, thầy Trí Siêu…

Vừa qua tại một số nơi ở Việt Nam, Hoa Kỳ, đông đảo Phật tử đã tổ chức Lễ Tiểu tường Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ như tại Chùa Phật Ân, Đồng Nai vào ngày 12/11, tại Chùa Kim Quang Sacramento, California vào sáng Chủ nhật 17/11/2024 và có thể, nhiều nơi khác nữa…Như vậy là tổ chức sớm, vì Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch vào ngày 24/11/2023.

Đức Cồ Đàm không phân biệt chủng tộc

Đức Phật Thích Ca bác bỏ chủ trương phân biệt chủng tộc ; được coi là một người làm cách mạng trong xã hội thời đó. Nhưng tại sao các đẳng cấp được ưu đãi trong xứ Ấn Độ không kết án, đả phá, hoặc đàn áp những đệ tử của ngài hoặc các người theo Kỳ Na Giáo cũng chủ trương như Phật ? Các giáo lý đạo hai truyền thống này vẫn được coi như các ngành của Ấn Độ Giáo, một truyền thống rất đa dạng và bao dung.