Tô Lâm có vẻ lắng nghe một số ý kiến của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Thực trạng này đã được ông Nguyễn Gia Kiểng chỉ ra ngay từ khi ông Nguyễn Phú Trọng còn tại vị. Tuy nhiên việc ông Tô Lâm và lãnh đạo đảng Cộng sản có giải pháp không. Không thể muốn mở ra kỷ nguyên mới, cảm thấy đau lòng trước thân phận trở thành một nước gia công, nhưng lại không chịu dân chủ, đa nguyên đất nước. Thời điểm đầu tư thế giới đang khó khăn như hiện tại, vốn lớn nhất chúng ta có thể tận dụng là khối óc, con tim của một đất nước hơn một trăm triệu dân. Nhưng vốn liếng đó đang bị đảng của ông Tô Lâm bắt làm con tin và trói buộc bằng sự độc đoán của họ.
![](https://thongluan-rdp.online/wp-content/uploads/2025/01/202406asia_vietnam_To_Lam.jpg)
Mặt khác, chúng ta sẽ phải đến một giai đoạn cạnh tranh rất gay gắt trong thế giới đang phát triển, nhưng chúng ta không dại gì mà tranh xuất trở thành một nước gia công của thế giới cả. Nhiều chuyên gia về kinh tế họ có thể đúng khi nói với dân số, địa lý, và phẩm chất con người đó, chúng ta là một nước tiềm năng thu hút đầu tư. Nhưng cái họ không chỉ ra cho chế độ là chúng ta cũng không thể chấp nhận để giá nhân công rẻ mạt, đời sống người lao động bấp bênh; đánh đổi về môi sinh và trở thành con tin của tư bản, các doanh nghiệp toàn cầu, một người “đắt khách” vì “khỏe và rẻ” và việc gì, điều kiện nào cũng làm thì có gì đáng tự hào. Mặt khác, phương Tây cũng đang tìm cách đơn giản hóa chuỗi cung ứng và gần như sẽ dẫn đến việc chỉ đầu tư vào các nước đồng minh, có chung ý thức hệ với họ; những gì họ thấy và nghĩ là đúng hiện tại, chẳng có gì chắc chắn sẽ đúng kể từ năm 2025. Một điều khác, thì chính lãnh đạo chế độ trước đó là ông “Nguyễn Phú Trọng” còn đăng đàn tự hào “chưa bao giờ chúng ta có cơ đồ như ngày hôm nay” trước thân phận của đất nước chỉ biết gia công lại hoặc là cửa ngõ cho Trung Quốc tránh tariff của phương Tây. Họ đã không ý thức được rằng nhiệm vụ của chúng ta là một mặt cởi mở, nhưng mặt khác phải phấn đấu bằng mọi sự bao dung với đồng bào và đất nước mình để giải phóng trí tuệ và khối óc của một đất nước hơn 100 triệu người để trong một vài thập kỷ chúng ta sẽ đạt được một vị trí xứng đáng trên thế giới (mà quá trình dân chủ hóa là điều kiện tiên quyết). Nói một cách giản dị theo Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đó là nhẫn nhục hôm nay để lớn mạnh ngày mai. Họ thực sự thiếu tầm nhìn và chỉ biết nghe một số phân tích kinh tế ngắn hạn mà chưa có gì là chắc chắn. Không hiểu có phải vì thế không mà chế độ Cộng Sản Việt Nam họ không những đã hung bạo mà còn tự hào thân phận đất nước gia công.
Chúng ta chưa quên rằng khi có tin về đầu tư, họ đem vũ lực đi sát hại ông Lê Đình Kình và bắt bớ gia đình của ông để chiếm đoạt đất. Nếu họ chịu đọc Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, ho thấy rõ chúng tôi đã trình bày, muốn “vươn mình” phải cởi mở, bao dung để “động viên được mọi trái tim, mọi khối óc, mọi bàn tay trong sự nghiệp xây dựng tương lai chung”. Đằng này đây mỗi khi có tín hiệu đầu tư hay có cơ hội họ hung hăng hơn, và dường như ngạo mạn hơn cho đến khi mọi thứ vụt mất.
Ông Tô Lâm nên hiểu rằng con đường ông Trọng và đảng Cộng Sản Việt Nam đi là sai trái cả về trí tuệ và đạo đức. Ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc giải thể chế độ để “mở ra một kỷ nguyên mới” trên tinh thần hòa giải dân tộc và anh em trong một nước.
Chu Tuấn Anh