Tóm tắt tình hình Biển Đông năm 2024 (Carl Thayer)

Có bốn diễn biến chính định hình môi trường an ninh ở Biển Đông năm 2024: (1) Trung Quốc gia tăng hành vi cưỡng ép đối với tàu thuyền và máy bay của hải quân Philippines; (2) Philippines thông qua chiến lược phòng thủ biển mới; (3) Việt Nam tăng cường hoạt động xây dựng tại quần đảo Trường Sa; và (4) đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) tiến triển chậm chạp.

donald trump

Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump (Foreign Affairs)

Chính trị cường quyền trần trụi là một địa hạt xa lạ đối với người Mỹ, nhưng lại là vùng đất quen thuộc đối với các đối thủ hiện tại của nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã phẫn nộ với Pax Americana vì nó hạn chế tham vọng địa chính trị của họ. Họ đã học cách hợp tác với nhau để chống lại ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là ở phương Nam toàn cầu.

Phương Nam toàn cầu đã hiểu sai về Trump ? (Gideon Rachman)

Một thế giới không có luật lệ là nơi kẻ mạnh đi săn kẻ yếu.
Giống như một “người theo chủ nghĩa toàn cầu” thực thụ, tôi đã xem bài phát biểu nhậm chức của Donald Trump trên điện thoại của mình trong lúc bị kẹt xe ở Davos. Một giám đốc châu Âu, người đi chung chuyến xe buýt đưa đón của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với tôi, đã vùi đầu vào tay mà than thở: “Tôi không thể tin điều này lại xảy ra.”

Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ.

Việc Việt Nam quyết định hợp tác chặt chẽ với cả hai cường quốc đối địch trong vấn đề an ninh sẽ giúp thay đổi quan niệm thông thường cho rằng sức hút duy nhất của Trung Quốc đối với các nước là kinh tế. Những xu hướng tương tự cũng đã xuất hiện ở Serbia và Hungary (một đồng minh của NATO), cũng như ở các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nơi mà quan hệ đối tác quốc phòng kéo dài 30 năm với Mỹ cũng không cản được các nước này đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ giám sát và an ninh.

Trump và cuộc cạnh tranh giữa hai tầm nhìn về nền dân chủ (Gideon Rachman)

Trong những tháng và năm tới, những người phản đối Trump sẽ phải liên tục chỉ ra hậu quả của chế độ đầu sỏ và chế độ cứng rắn đối với người dân Mỹ. Có lẽ sẽ có rất nhiều vụ tham nhũng và tự giao dịch để làm bằng chứng.

Nếu những người phản đối Trump có thể bảo vệ lập luận của họ, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử, thì sau cùng, nền dân chủ tự do vẫn có thể thắng thế.

Hồ Diệu Bang : Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc (Trần Kiên)

Hồ không được công nhận rộng rãi như Mao, Đặng, và chính khách hàng đầu thời Mao là Chu Ân Lai. Ngay cả ở Trung Quốc, những người trưởng thành sau năm 1989 thường cũng chỉ biết rất ít về ông. Nhưng như học giả quan hệ quốc tế Robert Suettinger chỉ ra trong cuốn The Conscience of the Party: Hu Yaobang, China’s Communist Reformer (Lương tâm của Đảng: Hồ Diệu Bang, Nhà cải cách cộng sản Trung Quốc), Hồ là một nhân vật đóng vai trò thiết yếu trong quá trình “cải cách và mở cửa.”

Nguồn gốc của những cuộc tấn công “trả thù xã hội” ở Trung Quốc (Tôn Phái Đông)

Tuy nhiên, tần suất ngày càng tăng của các cuộc tấn công trả thù xã hội cho thấy rằng sự thờ ơ của đảng đối với một số quyền nhất định và các hành động dập tắt bất đồng chính kiến có thể đang gây ra một tác động không mong muốn : sự gia tăng nạn bạo lực tưởng chừng phi chính trị nhưng thực chất lại bắt nguồn từ sự từ chối tuyệt vọng đối với hiện trạng chính trị. Và nếu ĐCSTQ không mở rộng các cơ hội kinh tế, đồng thời làm giảm bất bình đẳng và bất công về mặt cấu trúc, thì có lẽ họ sẽ thấy mình phải đối mặt với những thách thức lớn hơn là các cuộc tấn công trả thù xã hội.

AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu (Nghiên Cứu Quốc Tế)

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cấu trúc nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, nhưng không nhất thiết là tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi. Những người ủng hộ AI ca ngợi tiềm năng của nó trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu khó khăn và thậm chí xóa đói giảm nghèo, nhưng thành tựu của nó trong lĩnh vực đó vẫn rất ít ỏi. Thay vào đó, bất bình đẳng toàn cầu hiện đang gia tăng.