Hai việc bắt buộc phải làm để mở đầu kỷ nguyên dân chủ hóa đất nước (Việt Nhẫn)

Câu hỏi đặt ra những việc nào phải làm ngay lập tức khi bắt đầu một kỷ nguyên mới, để kỷ nguyên mới này thực sự là một kỷ nguyên dân chủ. Những việc bắt buộc phải làm ngay này cũng là cách để chúng ta có thể nhận diện được ai thực tâm, thiện chí muốn dân chủ hóa đất nước, đâu là dân chủ thật và đâu là dân chủ hình thức, giả mạo.

‘Đại nghị tản quyền’ là lối ra khỏi bế tắc cho Việt Nam (Trần Khánh Ân) 

Tô Lâm, cái tên mà người dân Việt Nam nhắc tới hàng ngày hàng giờ, người đã bước vào vị trí cao nhất của Đảng Cộng sản. Nhưng ông không đạt được vị trí đó vì sự xuất sắc, vì tư tưởng cải cách hay vì một viễn kiến mới cho đất nước. Ai từng nghe Tô Lâm phát biểu đều nhận thấy một điều rõ ràng: đây là một người không có chiều sâu văn hóa, và đặc biệt thiếu vắng tư tưởng chính trị. 

Có thể chờ đợi những gì ở Tô Lâm? Với Nguyễn Gia Kiểng (Nguoi Viet Channel)

Ông Tô Lâm lên làm chủ tịch nước ngày 22/5/2024 sau khi ông Võ Văn Thưởng bị buộc phải từ chức, rồi lại kiêm nhiệm chức tổng bí thư ĐCSVN từ ngày 18/07/2024. Sau đó ông nhường chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường ngày 21/10/2024. Tuy vậy cho tới nay ông vẫn hành xử như một tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Rõ ràng ông là người đang nắm toàn quyền tại Việt Nam. Trước đó ông là người khá mờ nhạt, dư luận chỉ biết đến ông khi ông ăn thịt bò dát vàng trên 2.500 đôla một miếng và uống rượu Petrus trên 15.000 đôla một chai. Người ta tưởng ông sẽ mất chức sau vụ tai tiếng này nhưng ngược lại quyền lực của ông tăng vọt. Điều gì đã xảy ra ?

Giải mã vụ Đồng Tâm (Hoàng Xuân Phú). Phần 5/6

Tấn công vào Đồng Tâm, tra tấn và giết hại cụ Kình hết sức dã man, đồng thời thiêu cháy ba sĩ quan cảnh sát, rồi gán tội giết người cho sáu người dân Đồng Tâm, kéo theo hai án tử hình, một án chung thân… Tại sao phải hành xử như vậy? Nhằm phát đi thông điệp gì?…
Chúng tôi trân trọng giới thiệu Phần 5/6 loạt bài của Giáo sư Hoàng Xuân Phú.

Suy thoái môi trường và lề hóa dân bản địa ở Tây Nguyên (Phong Cầm)

Hòa giải là bắt buộc của mọi dân tộc dù ở trình độ nào và có lịch sử nào. Nhưng dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc cần hòa giải hơn cả.
Chúng ta cần hòa giải cộng đồng quốc gia nói chung với các sắc tộc ít người đã có mặt trên đất nước này từ ngày mở nước và luôn luôn bị chà đạp và hắt hủi trong suốt dòng lịch sử.
Khai sáng kỷ nguyên thứ hai

TÌNH CHỊ EM (Hương Phạm)

Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo xâm phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và khốn khổ được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948)