đường phố Cuba

Cuba, vài suy nghĩ trên một nước hôn mê (Nguyễn Gia Kiểng)

Tôi quyết định sang thăm Cuba sau những thông tin quá mâu thuẫn về đất nước này. Thí dụ như theo Ngân Hàng Thế Giới (WB) thì vào năm 2020 Cuba thuộc hạng các nước có thu nhập trung bình 10.000 USD/người mỗi năm trong khi nhiều tài liệu gần đây lại cho biết lương trung bình tại Cuba chỉ vào khoảng 30 USD mỗi tháng. Mặt khác hầu hết mọi nhân chứng đều quả quyết Cuba đang ở trong một tình trạng đói khổ nguy ngập.

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Thụy Điển (Hoàng Dạ Lan)

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Thụy Điển là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những biến động lớn ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20. Cụ thể, trong giai đoạn này, châu Âu bị rung chuyển bởi hai cuộc chiến tranh thế giới, khủng hoảng kinh tế vào những năm 1930, sự trỗi dậy của các chế độ độc tài như phát xít Đức, phát xít Italia cũng như nạn diệt chủng người Do Thái.

Hồ Diệu Bang : Người suýt nữa đã thay đổi Trung Quốc (Trần Kiên)

Hồ không được công nhận rộng rãi như Mao, Đặng, và chính khách hàng đầu thời Mao là Chu Ân Lai. Ngay cả ở Trung Quốc, những người trưởng thành sau năm 1989 thường cũng chỉ biết rất ít về ông. Nhưng như học giả quan hệ quốc tế Robert Suettinger chỉ ra trong cuốn The Conscience of the Party: Hu Yaobang, China’s Communist Reformer (Lương tâm của Đảng: Hồ Diệu Bang, Nhà cải cách cộng sản Trung Quốc), Hồ là một nhân vật đóng vai trò thiết yếu trong quá trình “cải cách và mở cửa.”

Tìm hiểu tổ chức Amnesty International (Ân xá quốc tế)

Amnesty International là một tổ chức phi chính phủ có 10 triệu thành viên hiện diện tại hơn 150 quốc gia và lãnh thổ. Sứ mệnh mà AI đặt ra là bảo vệ tất cả các quyền được nêu trong Tuyên ngôn phổ cập về nhân quyền, thông qua điều tra, nghiên cứu và lên tiếng hầu ngăn chặn các vi phạm. Các chế độ độc tài luôn có thái độ ngụy biện và bất dung đối với xã hội dân sự.

4. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Diệt (Trần Đan Tâm)

Thực tế, có thể xác định chính xác rằng Đảng cộng sản Việt Nam đã bước vào giai đoạn “Diệt” từ năm 2021 đến nay, mặc dù sự thay đổi chế độ chính trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ tình hình quốc tế, sự phát triển xã hội, cho đến cách thức mà Đảng cộng sản Việt Nam có thể điều chỉnh, đổi mới và giải quyết các vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, liệu Đảng cộng sản Việt Nam có thể duy trì quyền lực lâu dài nếu biết cách làm mới mình, duy trì ổn định xã hội, và đáp ứng được nguyện vọng của người dân hay không ?

3. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Hoại (Trần Đan Tâm)

Kể từ 1991, các chế độ Cộng sản Đệ III đã chết trên qui mô toàn cầu nên tội ác chống nhân loại của những chế độ nầy đã chấm dứt, ngoại trừ 5 nước cộng sản còn đang đi vào thời điểm băng hoại là Trung Hoa Cộng hòa nhân dân quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Cuba và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [01], [02] và [03].

2. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Trụ (Trần Đan Tâm)

Suốt trong thời khoảng 1931-1976, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thay tên tổi họ đến 3 lần để che giấu thân phận tay sai của Đệ III Quốc Tế Công Sản như sau :
– Tháng 10/1930 đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương ;
– Tháng 2/1951 đổi tên Đảng Cộng Sản Đông Dương thành Đảng Lao Động Việt Nam để che giấu bản chất cộng sản nhằm tuyên truyền chiêu bài chống thực dân Pháp giành độc lập hòng phát triển thêm đảng viên ;
– Năm 1976 đổi tên trở lại thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và dùng tên nầy cho đến nay.

1. Đảng cộng sản Việt Nam trong quy luật : Thành (Trần Đan Tâm)

Lời giới thiệu : Thành – Trụ – Hoại – Diệt là một quy luật vật lý của vũ trụ cho thấy mọi vật có khối lượng và mọi hiện tượng cân đo đong đếm được trong vũ trụ đều bị chi phối qua 4 thời kỳ : xuất hiện là Thành, phát triển là Trụ, hư nát là Hoại và mất đi là Diệt. Quy luật nầy là một định luật khoa học chứ không phải là một quy luật riêng biệt của Phật giáo, được áp dụng cho mọi loại vật chất và hiện tượng trong vũ trụ hiện tại của nhân loại.

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948)

Tuyên ngôn phổ cập về Nhân quyền không hề mất đi tính thời sự kể từ ngày nó được Đại hội đồng Liên hiệp quốc công bố và thông qua vào năm 1948. Tầm nhìn xa và quyết tâm phi thường của các tác giả của nó đã tạo ra một tài liệu lần đầu tiên liệt kê ra các quyền và tự do bất khả xâm phạm mà tất cả mọi người phải được hưởng trên cơ sở bình đẳng.
Ngày nay được dịch ra hơn 360 ngôn ngữ, Tuyên ngôn là tài liệu được dịch nhiều nhất trên thế giới, chứng minh tính phổ quát của cả nội dung và phạm vi của nó. Bây giờ nó là tiêu chuẩn để đo lường sự công bằng và bất công. Nó là nền tảng của một tương lai công bằng và nhân phẩm cho tất cả mọi người, đồng thời mang đến cho mọi người trên khắp thế giới một vũ khí mạnh mẽ chống lại sự áp bức, sự miễn tội và các cuộc tấn công vào nhân phẩm.
Cam kết của LHQ đối với nhân quyền được khắc ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ bảo vệ và đảm bảo sự tôn trọng các quyền này. Chúng ta phải đảm bảo rằng những người có quyền bị đe dọa nhiều nhất biết rằng Tuyên ngôn này tồn tại và nó tồn tại vì họ. Mỗi người chúng ta phải thực hiện phần việc của mình để đảm bảo rằng các quyền phổ quát mà nó đặt ra sẽ trở thành hiện thực cụ thể trong cuộc sống của tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở khắp thế giới.
BAN Ki-moon
Tổng thư ký LHQ (2015)