Có một chuyên gia đã chia sẻ biểu đồ này để nói về mối quan hệ giữa năng lượng và phát triển kinh tế, hay nói cách khác là phát triển cơ sở hạ tầng điện và năng lượng là bài toán quan trọng để các nước đang cởi mở vươn lên thành những nền kinh tế bậc cao. Và tất nhiên, ở bối cảnh này việc đốt thêm than là một điều hoàn toàn không thể, chuyển hóa xanh là một điều kiện bắt buộc.
Thực ra bắt đầu từ những năm 2016 đến tầm năm 2021, Việt Nam đã có môt phong trào xây dựng rầm rộ điện nắng và điện gió và truyền thông thế giới nói là Việt Nam đã đầu tư vào năng lượng tái tạo nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Nhưng thay vì điều này được bắt đầu bằng một quy hoạch hợp lý, họ đã vẽ ra những dự án một cách chớp nhoáng để qua tay chiếm lợi. Nhiều dự án hoàn thành vướng các vấn đề về pháp lý, một số khác thì không được cấp phép lên hết tải điện lưới do vấn đề đường truyền. Trong năm ngoái và năm nay, Việt Nam vẫn đốt thêm điện than. Vừa rồi họ công bố danh sách 12 người sẽ bị truy tố thuộc EVN và Bộ công thương, và điều đó gần như cho thấy Quy hoạch điện 7 giai đoạn 2011-2020 của họ là một sự thất bại toàn tập. Hiện giờ chúng ta vấn có một hệ thống điện lưới lạc hậu với một sự quy hoạch nhộm nhoạm và nhiều dự án đắp chiếu, vẫn lệ thuộc vào điện than. Chế độ cần phải giải thích những đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng đang ở đâu, hay họ đã lợi dụng điều đó để tham nhũng? Một phong trào phát triển kinh tế kết thúc bằng một thất bại và chế độ bắt 12 người để giải thích trong nội bộ của họ tại sao lại thất bại (!?)
Những năm trước thì có Enel, Equinor, Orsted đều cuốn gói ra đi và quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam; nhà đầu tư họ đang bỏ chạy mà nói thằng ra họ không tin tưởng chế độ thực tâm đầu tư để chuyển đổi kinh tế.
Và giờ họ lại rục rịch thảo luận làm điện hạt nhân. Nhưng chắc hẳn nó cũng không giúp gì cho đất nước mà còn mang rủi ro lớn về an toàn, và thảm họa hạt nhân cho Việt Nam nếu thực sự được khởi công.
Việt Nam cũng đã sửa chữa, viết đi viết lại Quy hoạch điện 8 cho giai đoạn này 2025-2030 (PDP8), tuy nhiên dường như chế độ không còn lực và uy tín để thực hiện tiếp kế hoạch này. Mọi kế hoạch, dù là xương sống của quốc gia đều bị hủy hoại vì tham nhũng.
Đây chỉ là một ví dụ cho thấy việc ông Tô Lâm muốn tư mình đi lên Kỷ nguyên mới là hoàn toàn không thể. Ông có thể chỉ ra một số điều đúng mà ai cũng chỉ ra được, nhưng ông không có giải pháp thực hiện. Ngay cả ông thực sự có giải pháp, thì đảng CSVN cũng không phải hạt nhân để thực hiện giải pháp đó, họ sẽ biến mọi chính sách, kế hoạch phát triển đất nước thành cơ hội tham nhũng của họ. Để đi lên Kỷ nguyên mới việc giải thể chế độ độc tài toàn trị và đi lên dân chủ hóa là một nhu cầu bắt buộc.
Chu Tuấn Anh
(18/01/2025)