Tóm tắt tình hình Biển Đông năm 2024 (Carl Thayer)

Có bốn diễn biến chính định hình môi trường an ninh ở Biển Đông năm 2024: (1) Trung Quốc gia tăng hành vi cưỡng ép đối với tàu thuyền và máy bay của hải quân Philippines; (2) Philippines thông qua chiến lược phòng thủ biển mới; (3) Việt Nam tăng cường hoạt động xây dựng tại quần đảo Trường Sa; và (4) đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) tiến triển chậm chạp.

Hoa Kỳ và Việt Nam – Hai đại diện của chủ nghĩa đơn độc của nước lớn và nước nhỏ ! (Chu Tuấn Anh)

Chỉ trong một vài ngày ngắn ngủi, Hoa Kỳ lại trở lại hình ảnh một tay đồ tể bị thế giới khinh ghét, mà các quốc gia đó không phải là bè lũ độc tài, họ là những đồng minh của Mỹ : Đan Mạch/EU, Mexico, Canada, và Brazil. Trump không loại trừ khả năng sẽ đem quân đến chiếm Green Land (điều mà Trump không có thẩm quyền), hùng hổ đòi kênh đào Panama, gọi vịnh Mexico là Vịnh Hoa Kỳ, còng tay người nhập cư trái phép đem về Brazil. Ông ta nói về một nước Mỹ sẽ bành trướng, và tất nhiên người ta chỉ biết cười khẩy. 

Liệu Việt Nam có xây dựng trung tâm tài chính quốc tế thành công ? (Nguyễn Huy Vũ)

Trong thể chế kinh tế – chính trị mới nhằm hướng đến một trung tâm tài chính quốc tế, chính quyền buộc phải cư xử trong sự ràng buộc của hệ thống thượng tôn pháp luật và các định chế quốc tế, nó không thể nào duy trì lối hành xử như hiện nay. Việc chính quyền duy trì quyền lực của mình trong sự ràng buộc của pháp luật và các định chế quốc tế đến lượt nó mở đường cho một kỷ nguyên mới — kỷ nguyên dân chủ, nơi mà mọi người và các tổ chức đều phải hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, sự công bằng và các nguyên tắc chung của thế giới tiến bộ.

Việt Nam : Luật sư Trần Đình Triển bị kết án 3 năm tù vì các bài phê phán ngành tòa án (RFI)

Theo AFP, hôm nay, 10/01/2025, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án 3 năm tù với luật sư Trần Đình Triển, nguyên phó chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội, do ông đã đăng trên Facebook nhiều bài viết chỉ trích ngành tòa án Việt Nam. Giới bảo vệ nhân quyền lên án « bước lùi » về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Giải mã sự thống lĩnh của ‘phe cầm quân’ trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam

Các tướng lĩnh công an, quân đội hiện nắm 3 chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và chiếm đa số trong Bộ Chính trị có nhiều quyền ra quyết sách nhất. Sự trỗi dậy của phe các lực lượng vũ trang này được xem là chưa từng có trong chính trị Việt Nam. Hai nhà trí thức lý giải về hiện tượng này với VOA.

Tân Tổng bí thư Tô Lâm : Khởi đầu suôn sẻ của “kỷ nguyên mới” – Huỳnh Trần

Sau gần ba tháng ‘chấp chính’ tân Tổng bí thư Tô Lâm đã có khởi đầu ‘suôn sẻ’ và tuyên bố về “kỷ nguyên mới”, “đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam”, thể hiện mong muốn, mục tiêu và phương châm hành động cho thời kỳ cầm quyền của người đứng đầu Đảng. Nó khẳng định quan điểm ‘đảng trị’ nhưng sẽ đổi mới cách lãnh đạo.

Tại sao bộ máy chính quyền lại vô cảm như vậy ? (Trần Hùng)

Nếu lấy những quyết định đúng đắn với đất nước nhưng trái với ý của “giai cấp thống trị” thì họ vẫn bị trừng phạt như thường, trong khi họ đã “chạy” không ít để vào vị trí hiện tại. Kết quả là họ chỉ biết hành xử rập khuôn, máy móc, “đúng với quy trình” – bất chấp cái quy trình đó đúng hay sai, để lỡ khi nào mắc phải sai lầm thì cũng có cái “quy trình” mà đổ lỗi.