Những tù nhân chính trị, lương tâm của Việt Nam

Danh từ ” TÙ CHÍNH TRỊ” nói lên tất cả! Nó chuyển hướng đáng hổ thẹn sang đối tượng bắt họ cầm tù. Đó là những chính thể đã kí vào bản tuyên ngôn Nhân quyền LHQ 1948, nhưng lại sử dụng các từ ngữ gian lận, ngụy biện hoặc đặc điểm riêng, lạc hậu của quốc gia để thoái thác, không thực hiện một văn bản Quốc tế, mà hầu hết các quốc gia và lãnh thổ, nhờ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nên đã đạt tới xã hội văn minh, kinh tế thịnh vượng

Hãy Cảnh giác với Tân Chủ tịch Chuyên quyền của Việt Nam (Elaine Pearson)

(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong Phúc trình Toàn cầu 2025 của mình rằng việc thăng tiến của một nhà lãnh đạo mới ở Việt Nam sau đợt tái thiết quyền lực hồi giữa năm 2024 không mang lại một sự nương tay nào trong chính sách đàn áp nhân quyền ráo riết của chính quyền nước này. Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cấm các nhóm nhân quyền, công đoàn, báo chí, nhóm tôn giáo độc lập cũng như tất cả các tổ chức hoạt động bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền.

Đồng Tâm, một bi kịch thời phong kiến cộng sản

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Chính sách này là nguồn gốc của hàng vạn tranh chấp, khi đại diện của Nhà nước độc tài là các quan tham. Đỉnh điểm là vụ thảm sát ở Đồng Tâm ngày 9 tháng 1, năm 2020. Ông Lê Đình Kình, 85 tuổi, 55 năm tuổi Đảng, bị chính các “đồng chí” mình sát hại.

Cái chết của những người lính Triều Tiên vô danh, tiếng chuông buồn trong mùa Giáng Sinh (Tuấn Khanh)

những hình ảnh đầu tiên về lính Triều Tiên tử trận tại Ukraine, đem lại một nỗi xót xa lạ lùng cho một dân tộc đang bị thao túng bởi những kẻ cầm quyền độc tài. Chúng sử dụng con người như công cụ của chúng, điên cuồng vì lợi ích của chúng, bất chấp quê hương và tình dân tộc. Thật tuyệt vọng.

Vịnh Hạ Long trước nguy cơ bị loại khỏi danh sách di sản thiên nhiên thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sẽ cử chuyên gia đến đánh giá các nguy cơ bảo tồn Vịnh Hạ Long vì lo ngại các dự án phát triển ở khu vực này đang đe doạ Vịnh. Cuộc điều tra nếu dẫn đến những trừng phạt có thể khiến Vịnh Hạ Long không còn nằm trong danh sách di sản thiên nhiên thế giới.

Tìm hiểu tổ chức Amnesty International (Ân xá quốc tế)

Amnesty International là một tổ chức phi chính phủ có 10 triệu thành viên hiện diện tại hơn 150 quốc gia và lãnh thổ. Sứ mệnh mà AI đặt ra là bảo vệ tất cả các quyền được nêu trong Tuyên ngôn phổ cập về nhân quyền, thông qua điều tra, nghiên cứu và lên tiếng hầu ngăn chặn các vi phạm. Các chế độ độc tài luôn có thái độ ngụy biện và bất dung đối với xã hội dân sự.

RSF: Việt Nam là một trong 10 nước giam giữ nhiều phóng viên nhất thế giới

Tổ chức “Phóng viên không biên giới” (tiếng Pháp là RSF: Reporters sans frontières) hoạt động đúng theo tinh thần của Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
Mỗi năm, RSF phổ biến bảng xếp hạng Tự do báo chí trên thế giới.

Điều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Chính trị bình dân (Phạm Đoan Trang)

LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ CHO LẦN XUẤT BẢN ĐẦU TIÊN Từ khi mới bắt đầu tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam (năm 2011), tôi đã nghĩ đến việc phải có những cuốn sách, những lớp học, hay khóa học mang tính nhập môn về chính trị, để truyền thụ những kiến thức căn bản nhất về chính trị cho người dân Việt Nam, mà cụ thể là những người lúc đó đang gần gũi với tôi nhất: các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền. Sở dĩ tôi nghĩ như thế, bởi cũng như tuyệt đại đa số người Việt Nam, tôi thiếu hụt kiến thức sơ đẳng về chính trị để có thể hiểu những điều căn bản nhất và trả lời những câu hỏi đơn giản nhất, như “dân chủ là gì”, “bình đẳng là thế nào”, “tự do, nhân quyền có cần thiết không, nếu có thì tại sao”, và nhất là hai câu hỏi lớn: 1.Tại sao Việt Nam lại ở trong Thế giới thứ ba lâu đến thế? 2.Có cách nào để Việt Nam thoát khỏi tình trạng này không, phải làm sao?

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948)

Tuyên ngôn phổ cập về Nhân quyền không hề mất đi tính thời sự kể từ ngày nó được Đại hội đồng Liên hiệp quốc công bố và thông qua vào năm 1948. Tầm nhìn xa và quyết tâm phi thường của các tác giả của nó đã tạo ra một tài liệu lần đầu tiên liệt kê ra các quyền và tự do bất khả xâm phạm mà tất cả mọi người phải được hưởng trên cơ sở bình đẳng.
Ngày nay được dịch ra hơn 360 ngôn ngữ, Tuyên ngôn là tài liệu được dịch nhiều nhất trên thế giới, chứng minh tính phổ quát của cả nội dung và phạm vi của nó. Bây giờ nó là tiêu chuẩn để đo lường sự công bằng và bất công. Nó là nền tảng của một tương lai công bằng và nhân phẩm cho tất cả mọi người, đồng thời mang đến cho mọi người trên khắp thế giới một vũ khí mạnh mẽ chống lại sự áp bức, sự miễn tội và các cuộc tấn công vào nhân phẩm.
Cam kết của LHQ đối với nhân quyền được khắc ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ bảo vệ và đảm bảo sự tôn trọng các quyền này. Chúng ta phải đảm bảo rằng những người có quyền bị đe dọa nhiều nhất biết rằng Tuyên ngôn này tồn tại và nó tồn tại vì họ. Mỗi người chúng ta phải thực hiện phần việc của mình để đảm bảo rằng các quyền phổ quát mà nó đặt ra sẽ trở thành hiện thực cụ thể trong cuộc sống của tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở khắp thế giới.
BAN Ki-moon
Tổng thư ký LHQ (2015)