US in decline

Nước Mỹ Không Còn Vĩ Đại (Phạm Đình Trọng)

Là chủ ngôi nhà quyền lực, nước Mỹ, thay vì vững vàng dẫn dắt thế giới tự do dân chủ loại bỏ hiểm họa độc tài phát xít mới, chiếc cà vạt đỏ đã từ bỏ sứ mệnh lịch sử vĩ đại của nước Mỹ, đưa nước Mỹ đào ngũ khỏi thế giới tự do, dân chủ, bỏ lại khoảng trống của nước Mỹ trong các tổ chức quốc tế cho thế lực độc tài nhảy vào thay thế.

Những tấm bảng đen tội nghiệp (Kalynh Ngô)

Sau đêm 4/3/2025, người ta sẽ nhớ đến những tấm bảng đen tội nghiệp, bé nhỏ, rụt rè giơ cao giữa một rừng hổ dữ. Người ta sẽ nhớ đến cuộc chiến đơn độc của người đàn ông và cây gậy. Người ta sẽ nhận ra, vì nước Mỹ hiện tại không cần một “cuộc kháng cự” hay những khẩu hiệu hàn lâm cũ rích, hoặc những người đưa những khẩu hiệu đó lên những con thuyền ba lá ra khơi giữa bão tố. Nước Mỹ cần một sự hành động mạnh mẽ, thực tế để bảo vệ danh dự và giá trị của quốc gia, pháp quyền và quyền dân chủ của người dân

Nơi đây an nghỉ một nước Mỹ từng được chúng ta yêu mến (RFI)

Edouard Tetreau trong mục Ý kiến trên Le Figaro ngày 27/02/2025 cho rằng khi cùng với Nga, Belarus và Bắc Triều Tiên bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc chống lại các đồng minh chủ chốt châu Âu, Hoa Kỳ đã quay mặt hẳn với các nền dân chủ phương Tây. Mỹ quốc của Roosevelt, Reagan và Kennedy lại ủng hộ một nghị quyết chuẩn bị cho sự đầu hàng vô điều kiện của Ukraina. « Nước Mỹ mà chúng ta yêu mến đã ngàn thu an nghỉ ».

Choáng váng sau loạt cáo buộc phi lý của Trump, Ukraina và EU tìm cách đối phó (RFI)

Tổng thống Volodymyr Zelensky bác bỏ kế hoạch của Hoa Kỳ về việc độc quyền khai thác khoáng sản Ukraina vô thời hạn, ông Donald Trump giận dữ cáo buộc « độc tài », đổ cho Kiev đã khởi động cuộc chiến với Nga. Châu Âu cố gắng kìm lại việc bắt tay giữa Washington và Matxcơva, gây khốn đốn cho cuộc chiến đấu vệ quốc của Ukraina. Tại Hoa Kỳ, trận đại hồng thủy Trump bắt đầu gây ra những phản ứng. Trên đây là một số đề tài được báo chí Pháp bàn luận hôm nay 20/02/2025.

Donald Trump

Mỹ có thể “vĩ đại” trở lại dưới thời Trump II? (Nguyễn Tiến Cường)

Trong ngắn hạn, nước Mỹ chắc chắn sẽ “thắng” khi xử ép được nhiều nước, sẽ thu được nhiều tiền hơn nhưng về lâu về dài, các quốc gia khác chắc chắn sẽ tự hỏi liệu có nên xem Mỹ là một đồng minh, bạn bè hay chỉ nên là một “đối tác cần thiết”, và sẽ tìm đến những đối tác khác, những mối quan hệ khác, vì không thể “bỏ trứng vào một giỏ”. Liệu đó có phải là một nước Mỹ vĩ đại hơn?

Nhìn Lại Đất Nước Trong Một Giai Đoạn Quan Trọng (Kỷ Nguyên) – Kỳ 5

Một nét đậm của tình hình thế giới trong giai đoạn 5 năm vừa qua là quyết định từ bỏ vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trong bối cảnh thế giới đang hình thành một trật tự mới. Với vai trò lãnh đạo thế giới dân chủ kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành siêu cường thống trị trật tự thế giới đơn cực từ sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, mọi vấn đề quan trọng của thế giới luôn chịu sự ảnh hưởng từ những quyết định của nước Mỹ. Tuy vậy, những năm qua thế giới đã phải chứng kiến một nước Mỹ bất ổn hơn bao giờ hết với hậu quả là đã tạo ra thêm nhiều vấn đề cho thế giới thay vì giải quyết. 

ủy hội hạ lưu sông mê kông

50 Năm Lưu Vực Sông Mekong Vẫn Là Địa Bàn Đầy Thách Đố Của Hoa Kỳ (Ngô Thế Vinh)

Trong cuộc “đấu tranh gần như một mất một còn – zero-sum game” (3) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như hiện nay, để có thể đối trọng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, Washington cần có một tầm nhìn chiến lược, phải chấp nhận một cái giá tương xứng phải trả có thể phục hồi ảnh hưởng đã có bấy lâu trên Bàn cờ Sông Mekong.

Hoa Kỳ và Việt Nam – Hai đại diện của chủ nghĩa đơn độc của nước lớn và nước nhỏ ! (Chu Tuấn Anh)

Chỉ trong một vài ngày ngắn ngủi, Hoa Kỳ lại trở lại hình ảnh một tay đồ tể bị thế giới khinh ghét, mà các quốc gia đó không phải là bè lũ độc tài, họ là những đồng minh của Mỹ : Đan Mạch/EU, Mexico, Canada, và Brazil. Trump không loại trừ khả năng sẽ đem quân đến chiếm Green Land (điều mà Trump không có thẩm quyền), hùng hổ đòi kênh đào Panama, gọi vịnh Mexico là Vịnh Hoa Kỳ, còng tay người nhập cư trái phép đem về Brazil. Ông ta nói về một nước Mỹ sẽ bành trướng, và tất nhiên người ta chỉ biết cười khẩy. 

Donald Trump trở lại Nhà Trắng khơi dậy lo ngại làn sóng kỳ thị người Mỹ gốc Á tại Mỹ (RFI)

Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), lập trường cũng như những chính sách chống Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm dấy lên làn sóng kỳ thị người Trung Quốc và người châu Á nói chung. Trong nhiệm kỳ thứ hai, bắt đầu ngày 20/01/2025, Donald Trump vẫn tiếp tục chỉ trích gay gắt Trung Quốc, khiến cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ lo ngại trước nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với nạn kỳ thị chủng tộc.