Nhìn lại lịch sử để thông não tiếp. (Hoàng Quốc Dũng) 06/04/2025 Chính Việt Nam – đặc biệt là miền Bắc trong giai đoạn chiến tranh – cũng từng tham gia một cuộc chiến dưới sự chi phối của các cường quốc cộng sản như Liên Xô và Trung Quốc. Nếu Ukraine “ngu ngốc” vì chiến đấu bảo vệ chủ quyền thì liệu Việt Nam có “khôn ngoan” khi lao vào một cuộc chiến mang đậm màu sắc ý thức hệ?
Một Ngày Lễ Lớn Của Mai Sau – Tuyển tập Nguyễn Gia Kiểng 05/04/2024 Một khi chế độ cộng sản đã cáo chung, sự huênh hoang đắc thắng sẽ không còn nữa và sự tủi hờn cũng không còn nữa. Cả hai ý nghĩa hiện nay của ngày 30/04 – ngày chiến thắng và ngày quốc hận – đều sẽ tiêu tan, nhưng chúng ta sẽ sai lầm lớn nếu không còn coi ngày 30/04 như một ngày lễ lớn.
Nhìn Lại Một Thử Nghiệm Thất Bại (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2004 Một trong những kết luận mà chúng ta có thể rút ra từ cuộc xung đột thảm khốc này, khi nghĩ đến những đổ vỡ ghê rợn cho đất nước và những nạn nhân ở cả hai bên, là một cơ hội chỉ thực sự là cơ hội cho những ai đã chuẩn bị để chờ đợi nó.
Nhìn lại chiến thắng cộng sản ngày 30-4-1975 (Nguyễn Gia Kiểng) 30/04/2004 Lần đầu tiên chúng ta có một cuộc chiến đấu thực sự xứng đáng để chiến đấu. Đó là cuộc chiến đấu để thực sự giải phóng mọi người Việt Nam, để tôn vinh quyền làm người, quyền được làm chủ đời mình để xây dựng hạnh phúc cho mình và đóng góp cho hạnh phúc chung của dân tộc
Nhân kỷ niệm ngày 30-4-1975: Vẫn một bài học (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2002 “… Vấn đề như thế này : có thể có một triệu lý do chính đáng để không gia nhập một tổ chức tranh đấu chính trị nào, nhưng có một lý do để tham gia đó là nếu không có tổ chức chúng ta sẽ không thay đổi được chế độ độc tài này, lý do này phải đủ để một người thực sự muốn dân chủ hóa đất nước lấy quyết định…”
Hai mươi lăm năm sau ngày 30-4-1975: Đừng để lịch sử lặp lại (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/2000 “…vào thời điểm đó [30/4/1975] về mặt tư tưởng, chủ nghĩa này [chủ nghĩa cộng sản] đã gần như bị bác bỏ. Những tiếng nói phản kháng đã xuất hiện ngay tại Liên Xô và đã có mùa xuân Tiệp Khắc. Một lần nữa sự lạc hậu thê thảm về tư tưởng của Việt Nam lại được phơi bày. Những biến cố đáng buồn trong gần bốn thế kỷ qua kế tiếp nhau như một chuỗi hột mà sợi dây xuyến vẫn là sự kém cỏi về nhận thức chính trị. Có bao nhiêu người Việt Nam ý thức được như vậy?..”
Vết thương ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/1999 Dân tộc nào cũng trải qua những giai đoạn tan nát mà chỉ có một trấn tĩnh tinh thần mới cho phép nhìn ra lối thoát. Chúng ta cần trước hết là một sự hiểu biết về chính mình. Ít nhất chúng ta cần hai suy tư. Suy tư thứ nhất là dân tộc ta không hèn mà chỉ là một dân tộc bị đả thương quá nặng. Chúng ta tự giam hãm trong mặc cảm hèn nhát và bất lực, đến nỗi mất lòng tin và ý chí, vì chúng ta không nhìn rõ gánh nặng lịch sử đè lên mình
Một suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/1998 Đó sẽ là ngày nghỉ, với mọi tiếng động đột nhiên lắng xuống, rồi một buổi lễ được cử hành tại Côn Đảo, nơi một tượng đài được dựng lên tưởng niệm những người đã bỏ mình trên đường vượt biển. Chúng ta sẽ thắp hương và đặt hoa trên mộ các tử sĩ và nạn nhân của mọi bên. Đó sẽ là ngày Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc. Chúng ta sẽ cùng nhau tâm niệm ý nghĩa thực sự của ngày 30-4-1975 : đất nước đã chọn đi vào ngõ cụt vì kém cỏi trong tư tưởng và nhận thức. Đối với trí thức Việt Nam, đó cũng là ngày của tự xét và ăn năn.
Một cách nhìn cuộc chiến (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/1995 ”…trong thời đại này, yêu nước không còn là một bổn phận. Người dân không bị bắt buộc phải yêu nước, trái lại chính tổ quốc phải tranh thủ tình cảm của người dân. Phải thay thế cái tổ quốc hạch sách và khắc nghiệt bằng một tổ quốc bao dung và hiền hòa…”
Để đóng góp cho thắng lợi của dân chủ (Nguyễn Gia Kiểng) 01/05/1991 “…Điều kiện tiên quyết của cuộc đấu tranh cứu nước – khỏi họa độc tài và nguy cơ thua kém vĩnh viễn – là phải phục hồi và phát huy lòng yêu nước. Nhưng lòng yêu nước là một ý niệm cần phát minh lại…”
Đóng góp vào một chiến lược cho đối lập (Nguyễn Gia Kiểng) 08/05/1990 Một tập hợp dân tộc mới phải thẳng thắn quay lưng lại với quá khứ, chấp nhận trên căn bản bình đẳng những con người thuộc những quá khứ khác nhau. Hòa giải dân tộc chính là điều kiện cho sự kết hợp đó. Đại bộ phận những người đối lập đã nhận ra điều đó, nhưng ít ai đủ can đảm để nói lên
Vượt lên trên ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng) 07/05/1988 Ngày nay nhân sự chính trị của ta rất ít ỏi, vậy thì những con người hiếm hoi đó, dù ở cương vị nào và ở đâu, phải ý thức rằng họ là một sắc tộc thiểu số cần phải nương tựa nhau để sống. Sống đối với họ có nghĩa là thực hiện sự nghiệp cứu nước và đổi dòng lịch sử đang rất bất lợi cho dân tộc. Giữa họ phải có tinh thần anh em, phải có sự kết nghĩa. Phải không gặp mà đã là bạn, phải chưa quen mà đã là chí hữu